Mặc dù có cái tên rất mỹ miều, con đường Hạnh phúc lại là kết quả của quá trình lao động gian nan và hết sức vất vả của thanh niên và người dân bản xứ.
 
Con Đường Hạn Phúc Ở Hà Giang
 
Con đường Hạnh phúc là một con đường huyền thoại ở tỉnh Hà Giang. Mất tới 6 năm thi công, con đường gắn liền với nhiều câu chuyện về sự gian khổ trong xây dựng cũng như vẻ đẹp mơ màng tưởng chừng như Hạnh Phúc ở đây. 
 
Câu chuyện bắt đầu vào thời điểm nhiều năm sau giải phóng, khi mà trên vùng cao nguyên đá vẫn chưa có một con đường giao thông thuận tiện nào. Khi đó, trung ương mới quyết định mở đường và kêu gọi người dân tham gia.
 
Được bắt đầu khởi công vào ngày 10/9/1959, con đường Hạnh phúc được xây dựng nhằm mở đường cho xe cộ đi lại dễ dàng theo tuyến Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc, giúp phát triển kinh tế địa phương vùng cực Bắc Tổ quốc này.
 
Con Đường Hạn Phúc Ở Hà Giang 2
Ảnh: Hà Chi
 
Sau 6 năm làm đường, con đường đã đi vào hoạt động ngày 10/3/1965 với tổng chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Má Phí Lèng tới Mèo Vạc. 
 
Sở dĩ đường có tên là con đường Hạnh phúc bởi lẽ nó có phải trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức vì đường làm trên khu vực cao nguyên cao, địa hình hiểm trở, đất dễ lở... Ngày đó, hơn 1.300 thanh niên xung phong cùng hơn 1.000 dân công thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô... của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định. Công trình hoàn thành sau 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành vào 15/6/1965, khiến những người thợ cũng như dân trong vùng vỡ òa trong niềm hạnh phúc, vui sướng.
 
Con đường Hạnh phúc là kết quả của sự hy sinh sức trẻ, bao mồ hôi thậm chí là xương máu của tuổi trẻ cũng như người dân. Với tinh thần nhiệt tình, họ đã cùng nhau lên đường không quản gian khổ khi nghe tiếng gọi mở đường. 
 
Con Đường Hạn Phúc Ở Hà Giang 3
 
Tuy nhiên, chắc chẳng ai có thể lường được hết những gian lao mình phải vượt qua. Họ phải làm việc với dụng cụ rất thô sơ như búa, xà beeng và chủ yếu chỉ có thể dựa vào sức người để cậy đá, đập rồi đục, khuôn vác. Bữa ăn cũng thiếu thốn không kém khi chỉ có chút gạo với tí rau, thức ăn. Tình trạng thiếu lương thực, thiếu muối, thiếu nước, thiếu dầu thường xuyên xảy ra. Trong thời tiết thất thường của vùng cao, mùa hạ nóng như rang còn mùa đông rét cắt da cắt thịt, họ cũng chỉ có thể dựng bạt để ngủ qua đêm. Ấy vậy mà những người thợ vẫn luôn tràn đầy niềm tin, tình yêu cùng sự đoàn kết.
 
Họ làm việc hăng say quên đi ngày tháng. Lúc treo mình lên đỉnh Má Pí Lèng để làm đường qua dốc, khi lại đục lỗ tròng khoan vào đá suốt 8 tiếng mà chỉ đục được 4,7m hay vất vả khoan phá đá mở đường. Và để có được “Hạnh phúc”, 14 thanh niên xung phong đã vĩnh viễn nằm lạị trên cao nguyên đá này.
 
Anh Lương Quốc Chanh, quê ở Lạng Sơn trước khi nhắm mắt đã khóc và nói: “Tôi sẽ chết ở đây, tôi nằm bên vệ đường Hạnh Phúc này. Anh em phải tiếp tục phá đá. Mai đây con đường hoàn thành, anh em về lại Lạng Sơn. Liệu ai còn nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy.” Câu nói này đã thể hiện tâm nguyện, tinh thần kiên cường của những người thợ góp công làm nên con đường.
 
Nói về đường Hạnh phúc, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã phải nhận định rằng: “Trong lịch sử làm đường của Việt Nam, có lẽ đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất; chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất; và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống).”
 
Chạy xe dọc con đường Hạnh phúc, du khách sẽ cảm nhận thấy rõ ràng khung cảnh Hà Giang vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng. Hai bên đường, núi non trùng điệp, bản làng xa xa, đồng ruộng trải dài là cảnh quan quyến rũ khó quên với mỗi người. 
 
Kể lại quá trình mở đường, nhiều người không giấu nổi sự xúc động. Đối với những người thợ, con đường Hạnh phúc như là một chứng tích lịch sử do họ tạo ra và để lại cho đời. Chính nhờ sự cố gắng của họ mà kinh tế trong vùng ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt, du khách đến đây cũng dễ dàng hơn, khiến vẻ đẹp Hà Giang với cột cờ Lũng Cú, núi đôi Quản Bạ, cao nguyên đá Đồng văn... 
 
Hàng năm, con đường Hạnh phúc đã chứng kiến bao lượt người qua lại. Có người vì làm ăn, có người chỉ thuần vì trải nghiệm. Dẫu vì mục đích gì, ai nấy đều hiểu rõ để làm nên con đường ngoạn mục này chỉ bởi sự vất vả cùng lòng nhiệt tình mà thôi.

Vượt gian nan tìm đường đến Hạnh phúc ở Hà Giang

Vượt gian nan tìm đường đến Hạnh phúc ở Hà Giang
1 0 1 2 bài đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương