Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như Cải lương, Chèo, Hát bội... ở nước ta gặp không ít khó khăn. Tương tự như vậy ở Trung Quốc, Kinh kịch với bề dày lịch sử hơn 200 năm và là một trong 4 quốc túy của nước này đang dần bị giới trẻ lãng quên. Đưa Kinh kịch vào cuộc sống thường ngày để có thể bảo tồn lâu dài giá trị nghệ thuật truyền thống là cách làm đang được nhân rộng tại thủ đô Bắc Kinh.

 

Kinh kịch được bắt nguồn từ mấy loại tuồng cổ địa phương, đặc biệt là “Huy Ban” tức “đoàn tuồng An Huy” lưu hành tại miền Nam Trung Quốc hồi thế kỷ 18. Năm 1790, “đoàn tuồng An Huy” đầu tiên đến Bắc Kinh biểu diễn chúc mừng sinh nhật nhà vua.

 

Sau đó lại có nhiều đoàn tuồng An Huy đến Bắc Kinh biểu diễn. Ban biểu diễn tuồng Huy vốn có tính lưu động mạnh, do hấp thụ nhiều phương pháp biểu diễn của các chủng loại tuồng khác nhau, Bắc Kinh là nơi tập trung nhiều chủng loại tuồng địa phương, điều này khiến nghệ thuật biểu diễn của đoàn tuồng Huy được nâng cao nhanh chóng. Về sau Huy kịch được pha trộn với Hán kịch tạo thành một loại hình nghệ thuật cực thịnh vào thời vua Càn Long, đó chính là Kinh kịch mà ngày nay còn lưu truyền.

 

Tìm hiểu về kinh kịch được coi là quốc túy Trung Quốc - Ảnh 1

 

Kiểm phổ được vẽ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khuôn mặt có thể méo mó nhưng cũng có thể ngay thẳng, đường nét có thể thô hoặc mỏng, rất đa dạng.

 

Ban đầu kinh kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kĩ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.

 

Đến thời Nhà Đường nó được gọi là hí kịch. Các thể loại kịch của Trung Quốc thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo. Thời nhà Tống nó được gọi là Tham Quân hí hay Tạp Kịch. Các nhân vật trong tạp kịch thời nhà Nguyên là anh hùng, văn nhân, kĩ nữ, cường đạo, quan tòa, ẩn sĩ, và các nhân vật cõi âm (ma, quỷ, v.v…) và Thần Phật. Trải qua nhiều giai đoạn nó có tên là Nam hí, Truyền kì, Côn khúc, Huy Kịch và cuối cùng được gọi là Kinh Kịch.

 

Tìm hiểu về kinh kịch được coi là quốc túy Trung Quốc - Ảnh 2

 

Kinh kịch vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó mặc dù nó trải qua các thời kì trị vì khác nhau của các vương triều cổ đại.

 

Xuyên suốt quá trình lịch sử, sự thay đổi của các triều đại đã minh chứng được rằng, Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật rất được ưa chuộng thời đó. Các đoàn hát Kinh kịch được chào đón trong các sự kiện trọng đại, hay được mời biểu diễn tại các tư gia của những gia đình quyền thế, từ dân thường tới chính khách, vương quan, đều say mê và thích thú thể loại nghệ thuật này.

 

Nó mang những nét gần gũi hay những câu chuyện cổ tích, hay cả những hàm ý thâm sâu phía sau mỗi vở diễn, khiến người thưởng thức bị cuốn hút ly kỳ. Mặt nạ trong kinh kịch được gọi là kiểm phổ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của kinh kịch. Qua mặt nạ khán giả có thể nhận dạnh được tính cách nhân vật. Màu sắc chính được dùng trong kiểm phổ là  màu đỏ – tính cách trung thành nhất mực; màu trắng – tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương – tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng – đại diện cho Thần Phật…

 

Kiểm phổ là hình thức hóa trang để diễn viên Kinh kịch nhập vai nhân vật định sẵn, cách vẽ và hình vẽ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhân vật thể hiện, và không được vẽ lẫn lộn giữa các vai khác nhau.

 

Phải nói rằng, người xưa có phong cách thưởng thức nghệ thuật rất thanh tao, chú trọng vào nội hàm chứ không chỉ là những màn phô diễn nghệ thuật. Bởi vậy mà kinh kịch có sức sống tới mấy trăm năm mà không hề bị phai nhòa trong lòng người dân cũng như du khách Đi Trải Nghiệm Trung Quốc. Kinh kịch vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó mặc dù nó trải qua các thời kì trị vì khác nhau của các vương triều cổ đại.

Tìm hiểu về kinh kịch được coi là quốc túy Trung Quốc

Tìm hiểu về kinh kịch được coi là quốc túy Trung Quốc
1 0 1 2 bài đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương