Người Trung Quốc cho rằng, lễ nghi là bài học mà mỗi người dân của đất nước này đều cần phải học. Một trong những lễ nghi quan trọng của người Trung Hoa chính là tôn trọng bề trên, hiếu thảo với cha mẹ và khiêm tốn nhường nhịn với tất cả mọi người. Chính vì vậy, nghi thức chào hỏi đã phản ánh đặc điểm văn hóa của đất nước Trung Quốc. Ngoài ra, phía sau sự ra đời của một nghi thức chào hỏi đều kèm theo một câu chuyện văn hóa của đất nước đó.
Lễ nghi được xem là nét đặc trưng và quan trọng nhất của người Trung Quốc. Trong đó, lễ nghi sẽ tạo ra một xã hội hài hòa, giúp mọi người tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, nghi thức cúi người chào hỏi là một văn hóa tốt đẹp, đã ăn sâu vào máu thịt của con người nơi đây. Theo họ, hình thức chào hỏi để hy vọng có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và vững bền.
Không những nghi thức này được áp dụng phổ biến tại Trung Quốc mà lễ nghi cúi người chào hỏi được xem là cách chào hỏi cơ bản tại Nhật Bản. Theo người Nhật Bản, việc cúi người chào hỏi, trở thành một phần cuộc sống của họ.
Người Trung Quốc rất chú trọng nghi thức chào hỏi.
Mỗi khi gặp người bề trên, người lớn tuổi, người Trung Quốc sẽ thể sự tôn trọng bằng cách, tay phải nằm trong, tay trái nằm ở ngoài bao bọc. Sau đó tạo thành nắm tay và chắp tay trước ngực, dơ nắm tay cao ngang mũi, lưng cong, đầu hướng về phía trước và cúi người vái chào. Ý nghĩa của việc nắm tay cúi chào nhằm thể hiện sự tôn kính và quý trọng với người lớn tuổi, người bề trên.
Ngoài ra, với bạn bè, người cùng tuổi, sẽ dùng bàn tay trái ôm lấy nắm tay phải và để ngang ngực, khuôn mặt vui vẻ và mắt nhìn thẳng vào người phía người chào. Nếu dùng tay phải ôm lấy nắm tay trái sẽ thể hiện sự không tôn trọng.
Cũng theo đó, trong những cuộc thi đấu võ thuật, hai đối thủ cần chắp tay vái chào lẫn nhau ở trước và sau khi trận đấu. Bởi điều đó đã trở thành quy tắc và lễ nghi không thể thiếu trong những cuộc thi đấu và biểu diễn võ thuật của Trung Quốc.
Đặc biệt, trong vấn đề giao tiếp, người Trung Quốc vô cùng coi trọng và khá khắt khe. Nếu trong khi chào hỏi, mà bắt tay quá chặt sẽ thể hiện sự không tôn trọng. Vì vậy, khi bắt tay nhau phải thả lỏng và thật nhẹ nhàng.
Ngoài ra, khi chào hỏi cần chào hỏi những người có chức quyền trước. Đồng thời, khi nói chuyện hoặc giới thiệu người khác với ai đó, nên dùng cả bàn tay đã được ngả lòng sau đó mới chỉ về phía người đó, nhất định không được dùng ngón tay trỏ chỉ về phía người đó sẽ thể hiện sự không lịch sự.
Không những thế, khi gặp người Trung Quốc, nên tránh cách ôm hôn, thậm chí chỉ là hôn má hay hôn tay, bởi điều này được coi là không thể chấp nhận (trừ khi người bạn gặp có quan hệ gần gũi).