chương trình Tây Nguyên: Ít ai biết giữa mênh mông đại ngàn Tây Nguyên, giữa những nét hoang dã đậm chất phóng khoáng thì mảnh đất này còn có sự hiện diện của một ngôi chùa cổ mang tên Sắc Tứ Khải Đoan, ngôi chùa được du khách ưu ái mệnh danh là trái tim phật giữa phố núi Buôn Mê.
Tọa lạc ngay giữa lòng Buôn Mê Thuột, chùa Sắc Tứ Khải Đoan là một ngôi chùa cổ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nơi đây mang những đường nét kiến trúc đặc sắc mang dang dấp cung đình Huế. Đây là một trong những công trình chùa thu hút được đông đảo du khách tới tham quan và chiêm bái mỗi khi có dịp đến với Chương trình Tây Nguyên.
Lịch sử hình thành chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Nằm tại địa chỉ 117 đường Phan Bội Châu thuộc thành phố Buôn Mê Thuột, Đăk Lak, ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan còn được người dân nơi đây gọi bằng cái tên quen thuộc khác là chùa Lớn bởi nơi đây được xem là nơi chiêm bái tín ngưỡng tâm linh linh thiêng bậc nhất xứ này. Được xây dựng từ nhẵng năm 50 của thế kỉ trước dưới sự giám sát của mẹ vua Bảo Đại và được Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý nên ngôi chùa được đặt cái tên Khải Đoan, là tên gọi ghép từ vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy.
Được biết quá trình xây dựng ngôi chùa này cũng lắm công phu và tỉ mỉ trên nền đất rộng tới gần 8 mẫu. Đây cũng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất và cuối cùng tại nước ta được phong sắc tứ của chế độ phong kiến, trước khi nhà Nguyễn sụp đổ, kết thúc thời đại phong kiến ở Việt Nam.
Kiến trúc đa dạng và tinh xảo
Không chỉ được du khách đánh giá cao mà những nhà nghiên cứu, những kiến trúc sư kì cựu cũng phải công nhận kiến trúc của ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan quá tuyệt vời. Được xây dựng từ bàn tay tài hoa của những người thợ tới từ cố đô Huế nên không hề khó hiểu khi dáng dấp đường nét kiến trúc ngôi chùa này chịu ảnh hưởng lớn từ kiến trúc cung đình Huế, tuy nhiên khi kết hợp với phong cách nhà sàn của người dân Tây Nguyên bản địa nó đã tạo nên sự khác biệt độc đáo.
Cổng chính của ngôi chùa hướng theo phía Tây Nam, phóng tầm mắt nhìn xuống dòng suối Đốc Học. Tất cả phía trước và phía sau cổng chùa đều có ghi tên “Khải Đoan Tự”. Chùa được thiết kế theo lối chữ Tam quen thuộc. Trước cổng là tam quan, giữa là chính điện và phía sau cùng là hậu tổ. Trong tất cả thì chính điện được xem là công trình được đầu tư công phu và bài bản nhất. Chính điện ngôi chùa được chia làm hai bộ phận rõ rệt. Nửa phần trước chịu ảnh hưởng từ kiến trúc nhà dài Tây Nguyên nhưng cột kèo lại theo kiểu nhà rường đặc trưng ở Huế, nửa sau được xây theo lối hiện đại. Tất cả các đường nét đều được kết hợp ăn nhập với nhau một cách hài hòa, gần gũi, độc đáo mà không hề lạc điệu.
Đến với lịch trình Tây Nguyên, ghé thăm ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan, du khách không chỉ có cơ hội khám phá và tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa nổi tiếng mà còn có cơ hội hiểu hơn về một mảnh ghép khác của đại ngàn Tây Nguyên. Mặc dù đã trải qua quãng thời gian dài tồn tại cùng đất nước nhưng dường như ngôi chùa này vẫn giữ được cho mình nguyên vẹn những đường nét cổ kính vốn có mà không hề bị bụi thời gian phủ mờ.
Khi tới chùa Sắc Tứ Khải Đoan, du khách không chỉ được tìm hiểu lịch sử ra đời đầy ý nghĩa, kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa mà còn được khám phá thêm nhiều công trình “có một không hai”. Tượng Phật Thích Ca ở giữa chính điện được xây dựng bằng đồng với chiều cao 1,1m; đài sen bằng gỗ cao 0,35m, nhiều tượng Phật được xây dựng tại nhiều khu vực quanh chùa. Đặc biệt nhất phải kể đến chiếc chuông đồng cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380kg được đúc tháng 01-1954, biểu tượng của Sắc Tứ Khải Đoan tự. Cho đến nay, tuy đã trải qua nhiều thập kỷ nhưng chùa Sắc Tứ Khải Đoan vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính vốn có, được bổ sung thêm nhiều công trình mới công phu hơn.
Hiện tại, Sắc Tứ Khải Đoan tự vẫn là nơi thờ cúng Phật giáo lớn nhất tại Đắk Lắk và là điểm đến tham quan, chiêm bái nhất định du khách nên ghé qua khi tham gia Hành trình Tây Nguyên cùng VietSense Travel.
Hương Đỗ