chương trình Tây Nguyên: Nhà rông tại các buôn làng được xem là một biểu tượng văn hóa đặc sắc và thu hút được sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi có dịp đến với Chương trình Tây Nguyên. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu và biết nhiều về những thông tin cơ bản của nhà rông. Hãy cùng tham khảo bài biết dưới đây của VietSense Travel để khám phá thêm những điều thú vị, những câu chuyện đặc sắc xung quanh ngôi nhà nổi tiếng của miền cao nguyên này nhé.

 

1. Tây Nguyên là mảnh đất hội tụ nhiều đồng bào dân tộc khác nhau về đây sinh sống và không phải dân tộc nào cũng có nhà rông. Ngôi nhà đặc trưng này chủ yếu xuất hiện nhiều tại các buôn làng người dân tộc phía bắc Tây Nguyên, phía nam cũng có nhưng không nhiều. Người đồng bào dân tộc nơi đây làm nhà dài bởi lối sống cộng đồng hết sức đặc trưng.

 

2. Nhà rông là một không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn tại mỗi buôn làng. Tại đây người dân thường ghé tới và cùng nhau trao đổi về các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày từ chính trị, quân sự cho tới các tập tục truyền thống, sinh hoạt hàng ngày,…Nếu có dịp tới lịch trình Tây Nguyên và ghé thăm một ngôi nhà rông, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan mật thiết tới các lễ hội như cồng chiêng, bình rượu cần hay câu nêu được trang trí họa tiết tỉ mỉ.

 

Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Nhà Rông Ở Tây Nguyên - Ảnh 1

 

3. Là nhà nhưng không phải dùng để ở, đó là điều đặc biệt của nhà rông ở Tây Nguyên. Mặc dù được xây dựng với những kết cấu và vật liệu không khác gì những ngôi nhà bình thường để ở nhưng nhà rông được dựng lên cao và rộng hơn rất nhiều. Một điều đặc biệt mà nhà sàn thông thường không có, chỉ có ở nhà rông chính là dải họa tiết trang trí chạy dọc theo nóc nhà rông. Ngôi nhà rông cao lớn, rộng rãi và vững chãi còn là một cách thể hiện sự giàu có, sung túc và hùng mạnh của toàn bộ ngôi làng.

 

4. Theo quan niệm truyền thống, người Tây Nguyên coi nhà rông là nơi thu hút được linh khí thiêng liêng của trời đất, góp phần bảo vệ cho dân làng khỏi những tai ương. Chính bởi vậy, trong mỗi nhà rông thường bày trí nơi trang trọng nhất thời các loài vật mà người dân nơi đây quan niệm sẽ có thần linh trú ngụ vào như hòn đá, sừng trâu hay con dao,…Bên cạnh đó, du khách từ nơi xa đến với hành trình Tây Nguyên, khám phá nhà rông còn có thể coi nơi đây như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ những hiện vật đặc thù gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của buôn làng mình như cồng chiêng, vũ khí, trống đồng,…

 

5. Được xem là một nơi có vai trò quan trọng nhất buôn làng nên thanh niên, đàn ông trai tráng sẽ được thân công thay phiên nhau tới nhà rông ngủ và trông coi. Với một số buôn làng, nhiều nơi còn làm tới hai nhà rông, một nhà rông cái được xây dựng nhỏ hơn, mái thấp hơn chuyên để dành cho phụ nữ, nhà rông đực có quy mô cao lướn hơn dành cho đàn ông.

 

6. Mỗi dân tộc khác nhau tại Tây Nguyên lại có hình mẫu nhà rông khác nhau. Nhà rông nhỏ nhất thuộc về phong cách của người Giẻ Triêng, Nhà rông cao vút là của người Xê Đăng, nhà rông Gia Rai có mái mảnh và dẹt, nhà rông Ba Na to hơn Gia Rai và có đường nét thiết kế xung quanh mềm mại hơn,…Tuy khác nhau về kiểu cách nhưng nhìn chung nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên đều được xây dựng trên một mảnh đất rộng lớn và thuộc vị trí trung tâm của buôn làng để tiện cho việc sinh hoạt cộng đồng.

 

Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Nhà Rông Ở Tây Nguyên - Ảnh 2

 

7. Những họa tiết, hoa văn cách điệu từ tập tục quây quần uống rượu cần của đồng bào dân tộc được thể hiện sinh động trên sàn của nhà rông. Sàn thường sẽ được làm từ ván gỗ hay ống tre nứa ghép lại.

 

8. Không phải là một con số tùy chọn, cầu thang ở nhà rông thường có 7 tới 9 bậc và mỗi dân tộc lại có cách trang trí khác nhau. Nếu như người Gia Rai chọn tạc hình quả bầu đựng nước lên thành và cột cầu thang thì người Ba Na lại khắc hình ngọn rau dớn,…

 

9. Nếu như với người miền xuôi, hình ảnh cây đa thường gắn liền với mái đình cổ kính thì với nhà rông Tây Nguyên thì cây nêu chắc chắn sẽ hình ảnh không thể thiếu. Cây nêu thường được đồng bào dân tộc trang trí với nhiều họa tiết đặc sắc, đặt phía trước sân của nhà rông và thường để phục vụ cho những lễ hội lớn. Theo quan niệm truyền thống, cây nêu chính là nơi hội tụ các vị thần linh che chở cho buôn làng từ năm này qua tháng khác.

 

10. Nhà rông gắn với đơn vị hành chính là buôn làng. Bởi vậy trong Hành trình Tây Nguyên, nếu muốn khám phá những ngôi nhà rông đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây thì du khách có thể tìm đến các buôn làng dân tộc của đồng bào. Một số địa điểm buôn làng có nhà rông hiện nay là nhà rông Kon Klor ở thành phố Kon Tum, làng Plei Phung, làng Kon So Lăl (huyện Chư Pah) và làng Đê K'tu (huyện Mang Yang) ở Gia Lai.

Hương Đỗ

Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Nhà Rông Ở Tây Nguyên

Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Nhà Rông Ở Tây Nguyên
1 0 1 2 bài đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương