Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên

 

Nhà Rông là một sản phẩm thiết kế kiến trúc phi vật thể của dân tộc ta đã được những người dân tộc lưu giữ lại từ bao đời, tuy qua thời gian đã có không ít mai một nhưng trên cơ bản họ vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Mặc dù không biết nhà rông đã xuất hiện từ khi nào nhưng khi mới thành lập làng những người tộc không quên xây dựng cho mình một ngôi nhà chung. Họ gọi ngôi nhà chung này là Hnam Rông, Jơng hoặc là Jông, đây là nơi diễn ra các lễ hội, các sự kiện trọng đại của buôn làng. trải nghiệm Tây Nguyên, du khách sẽ có cơ hội khám phá những ngôi nhà Rông có kiến trúc đặc trưng của nơi đây.

 

Kiến trúc nhà Rông

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 1


Nhà rông được xây dựng ở trung tâm của làng, một nơi thoáng đãng, rộng rãi có thể chứa số lượng người nhiều gấp 2-3 lần số lượng người trong làng, được hội đồng già làng chọn từ trước khi lập làng. Tùy vào địa hình, điều kiện kinh tế và tài hoa của những người đứng đầu mỗi làng mà nhà rông được dựng lên to hay nhỏ, cao hay thấp và mang tính thẩm mỹ riêng của mỗi làng, mỗi vùng.


Nét kiến trúc rất độc đáo

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 2


Nhà rông thường dài 10 mét, rộng hơn 4 mét và cao từ 15-16 mét, được xây dựng bằng nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên như gỗ, tranh, tre, nứa, lồ ô… theo kết cấu kiến trúc nhà sàn nhưng có dáng vẻ cao thanh thoát và đẹp. Nhà gồm hai mái chính và hai mái phụ hình tam giác cân và nhỏ. Khung mái nhà được kết cấu từ nhiều loại cây dài được dựng thẳng đứng gọi là pơjô (rùi). Mái nhà lợp bằng lá tranh làm thành tấm có độ dày 3cm cột vào những hàng cây mè trên khung mái.

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 3

Gần đến đỉnh được đan nẹp có hoa văn chạy song song với đỉnh tạo sự bền chặt của mái. Khung nhà rông cao vút chịu lực bởi 8 cột to làm bằng gỗ quý. Các cột liên kết với nhau theo thể thức cột vì kèo. Trên những vì kèo được chạm khắc, trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng tôn giáo, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những hoa văn thể hiện cảnh sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống buôn làng.

 

Nhà Rông xây dựng chủ yếu sử dụng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 4


Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Ngoài ra, bên trong nhà còn treo trống, cung tên và giáo mác, sừng trâu, xương hàm, xương sọ những thú rừng đã săn bắt được… Khi có lễ hội, ở giữa nhà còn dựng lên một cây cột cao (nơi cột rượu thiêng của lễ) được chạm khắc tinh vi hình mặt trời (s’drang mặt ‘năr), sao tám cánh (sơ nglong bloong tar), hình thoi… nối liền là hàng cây cột vào các cột thấp hơn chạy theo chiều dài của nhà rông.

 

Những sản vật họ đã săn bắt được

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 5


Sàn nhà rông được lắp ghép bằng những tấm được chẻ bằng lồ ô, nứa hoặc tấm ván gỗ. Trên nền sàn, ở hai đầu của nhà rông đặt hai bếp lửa vừa thuận tiện trong việc tổ chức lễ hội, vừa sưởi ấm cho các chàng trai vào những đêm đông giá rét. Phên vách được đan bằng tre nứa, lồ ô tạo nên một dải hoa văn rất sinh động. Cửa chính được mở ở gian chính giữa của một vách chính, cửa phụ mở ở vách phụ của đầu hồi phía bên phải cửa chính. Trước cửa chính và cửa phụ buôn làng làm thêm hiên (pra) là nơi dừng chân nghỉ ngơi chờ đợi khi có nhiều người ra vào nhà hay lên xuống cầu thang, thông thường cầu thang được chặt đẽo 7 hoặc 9 bậc.

 

Cầu thang lên nhà Rông

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 6


Nhà rông không chỉ mang nét độc đáo về kiến trúc mà còn mang một giá trị văn hóa rất độc đáo, là sự kết tinh từ hồn thiêng, tính đoàn kết và cả tài hoa, trí tuệ của cộng đồng làng. Ở đó chứa đựng cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần, cả xương máu, mồ hôi nước mắt lẫn niềm vinh quang kiêu hãnh và ước vọng của con người trước thiên nhiên, vũ trụ.


Nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 7


Nhà rông là nơi diễn ra tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử, nghề đan lát... như lễ cưới của các chàng trai cô gái, lễ đâm trâu trong các dịp lễ hội lớn của cộng đồng làng, lễ mừng lúa mới, lễ tết truyền thống của làng, hội họp của hội đồng già làng và của cộng đồng làng, phân xử các vụ kiện tụng tranh chấp liên quan đến cộng đồng, xử phạt những ai vi phạm luật tục, Hơ mon - hát kể sử thi, những buổi học đan lát của các chàng trai, tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng...

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên - Ảnh 8


Theo tập tục, nhà rông là nơi trú ngụ hàng đêm của những chàng trai chưa vợ. Nơi để các thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình vào những ngày lễ hội để rồi kết duyên nên đôi vợ chồng. Vì vậy, có thể nói nhà rông là chốn linh thiêng và có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, tâm linh, tín ngưỡng của buôn làng. Nếu có cơ hội đi Chương trình Tây Nguyên, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu và khám phá thêm về kiến trúc của ngôi nhà mang đặc trưng của núi rừng nhé.

 

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên

Nét Đẹp Kiến Trúc Nhà Rông Của Núi Rừng Tây Nguyên
1 0 1 2 bài đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương