Campuchia- xứ sở chùa tháp ngày nay đang là một điểm đến hứa hẹn đầy hấp dẫn cho những ai yêu thích chương trình khám phá bởi nơi đây không chỉ có cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn có một nền văn hóa phi vật thể vô cùng đặc sắc.
Nghệ thuật kiến trúc
Người dân Campuchia luôn có một niềm tin tuyệt đôi vào tin ngưỡng tôn giáo đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Điều này được thể hiện rất rõ trong kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác.
Campuchia nổi tiếng với quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat được xây dựng với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây... thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo. Nơi đây còn có các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Chính sự pha trộn hòa quyện của tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng mang đậm chất Campuchia.
Âm nhạc
Âm nhạc Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hình thể âm nhạc cổ xưa của người Hindu. Vũ điệu tôn giáo thường mô tả những cốt truyện, huyền thoại cổ xưa. Đến với Hành trình Thái Lan du khách sẽ được thưởng thức một vài điệu múa độc đáo được đệm bởi dàn nhạc pinpeat gồm có một ching (giống như chũm chọe), pia au (giống sáo), sralai (tương tự kèn oboe), chapey (giống đàn banjo trầm), cồng chiêng roneat (như đàn xylophone bằng tre), tro (tương tự đàn fiddle) và nhiều loại trống khác. Mỗi cử chỉ của vũ công đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Nhạc cụ truyền thống Campuchia bao gồm nhiều loại nhạc cụ hơi, dây và gõ, được cả dân tộc đa số là Khmer lẫn các dân tộc thiểu số sử dụng. Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống khác đã tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách dân gian.
Múa Khmer
Nghệ thuật múa cổ xưa ca ngợi đấng tạo hóa của Hindu giáo. Nghệ thuật múa cung đình có nguồn gốc từ truyền thuyết của đạo Hindu… Đặc biệt hình tượng vũ nữ dân gian với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển. Nghệ thuật múa Ápsara đã đạt tới đỉnh cao và niềm tự hào của người Campuchia.
Các lễ hội đặc sắc
Ở Campuchia có rât nhiều lễ hội đặc sắc thu hút rất đông lượng du khách ghé thăm.
Lễ hội Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến 15-4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này, mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới.
Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 trong suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa nơi mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.
Lễ hội chèo thuyền (hay còn gọi là lễ hội nước) được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26-11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh nhằm tưởng nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor.
Ẩm thực
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ, tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.