chương trình đảo Lý Sơn thăm mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng nằm trên “Đệ nhất thắng cảnh” của Quảng Ngãi là núi Thiên Ẩn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng là điểm đến nhất định phải ghé thămvới những du khách đi ngang qua.
Ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía đông bắc Quảng Ngãi có tọa lạc một trong những thắng cảnh được liệt vào hàng danh sơn Việt Nam từ thời nhà Nguyễn là núi Thiên Ẩn. Cao 106m, bốn mặt núi đều có hình thang cân chễm chệ soi bóng xuống dòng sông Trà Khúc mơ màng. Trên đỉnh núi Thiên Ẩn, mặt đất bằng phẳng, cây cối bốn mùa xanh tốt quanh năm.
Ở phía Tây của khu vực này có ngôi mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, một trong những di tích được rất nhiều du khách ghé thăm.
Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947) là một nhà chí sĩ yêu nước, nhà Nho, nhà báo nổi tiếng, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường gọi ông là “cụ Huỳnh”.
Quê ở Quảng Nam, Huỳnh Thúc Kháng từ nhỏ đã được rèn dạy để tiến thân bằng khoa cử. Cuối cùng, sau nhiều năm ôn luyện, ông đã đậu Giải nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa. Sau đó một thời gian, ông đã cùng các chí sĩ nổi tiếng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp lãnh đạo phong trào Duy Tân với mong muốn giành độc lập cho dân tộc. Năm 1908, ông bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm. Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng.
Nói về cụ Huỳnh, Bác Hồ đã từng phải thốt lên: "Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết.
Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc".
Mộ cụ Huỳnh
Tọa lạc trang nghiêm phía tây nam của chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được trùng tu nhiều lần. Hàng ngày, rất nhiều lượt khách đã đến đây để dâng hương tưởng niệm, tri ân, nhất là các du khách Đi Thăm Quan
Lý Sơn đi ngang qua.
Ngôi mộ được bao bọc bởi rừng cây và hướng ra dòng sông Trà Khúc. Mộ được xây dựng kỹ lưỡng với khuôn viên thoáng rộng, nền được lát đá phẳng phiu. Hai bên mộ trồng cây đại, tỏa hương ngan ngát quyện cùng trầm nhang. Trước mộ lại trồng hai khóm trúc, mang khung cảnh rất đỗi thân quen của làng quê Việt.
Bia mộ được dựng vào năm 1971 trong một lần trùng tu mộ. Bia cao hơn 2m, phần quách xây vòng ngôi mộ có hai câu đối: Làm nghị sĩ không vinh, tù Côn Lôn không nhục, Khí tiết cõi tùng trơ một gốc/ Lãnh bộ trưởng tròn tài, quyền Chủ tịch trọn đức, Minh tinh sao Vĩ chiếu ngàn thu.Những năm 1959 và 1994, mộ cũng được sửa sang và trùng tu lại.
Đến viếng mộ, du khách sẽ được giới thiệu về di tích lịch sử núi Ấn sông Trà, nghe kể về chùa Thiên Ấn và biết thêm nhiều thông tin về cuộc đời của chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được cái tình của người yêu quê hương xứ sở núi Ấn sông Trà và sự ngưỡng vọng đối với bậc có chí bền, đạo đức cao, “tâm sáng, lòng trong, bút sắc” như cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Năm 1990, mộ cụ Huỳnh cùng với chùa và núi Thiên Ấn đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.