Chùa Wat Phnom tọa lạc giữa trung tâm thủ đô Phnom Penh, được xây dựng 1373. Đây được coi là ngôi chúa lịch sử lâu đời và quan trọng tại Phnom Penh. Ngôi chùa Phnom được tin là linh thiêng nhất thu hút du khách trong và ngoài nước đến viếng thăm và cúng bái, một khi đến với thủ đô Phnom Penh, bạn sẽ không thể bỏ qua địa điểm này.
Một câu chuyện mà người dân truyền tai nhau kể rằng là do một người phụ nữ giàu có tên là Daun Chi Penh xây dựng chùa trên một ngọn đồi nhân tạo. Năm 1372 sau trận lũ lụt tại Phnom Penh bà Penh đã vớt được một cây gỗ lớn, lạ thay bên trong cây gỗ có 4 bức tượng phật, bà đã cho đắp một ngọn đồi và xây một ngôi chùa nhỏ trên đó. Vì thế, cái tên Wat Phnom xuất hiện từ đây, ngọn đồi được gọi là "Phnom", chùa gọi là "Wat" nên người ta gọi là Wat Phnom.
Thời bấy giờ, người ta tin rằng ngôi chùa rất linh thiêng nên dần dần ngồi chùa càng nổi tiếng tới cả các vùng đất xung quanh cũng được gọi là Phnom Penh. Lý giải cho vùng đất xung quanh: ngọn đồi "Phnom" ghép với tên của người phụ nữ đã tạo ra ngọn đồi này là "Penh", chính vì vây thủ đô Phnom Penh hiện nay được lấy tên như thế.
Ngôi chùa được trùng tu lại năm 1926 và sử dụng cho tới tận bây giờ. Ngôi chùa đã qua nhiều thập kỷ nên có nhiều hàng mục được thêm vào. Ngôi tháp chứa nhiều hài cốt và tro của vua Ponhea Yat - người đã cho dời đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong năm mới tại Campuchia và Pchum Benh.
Phía sau chùa được thờ bà Pênh rất linh thiêng mà du khách Đi Trải Nghiệm Campuchia thường đến cúng bái, phía cạnh tượng bà Pênh là tượng ông thần tài- một vị thần theo tín ngưỡng của người Hoa được phối thờ đề cầu tài lộc. Tháp sơn màu trắng được xây dựng lại phía sau tượng bà Pênh để chứa hài cốt của vua Ponhea Yat- hình ảnh đặc biệt mà từ xa có thể thấy ngôi tháp.
Một vài lưu ý: Chùa Wat là chốn linh thiêng nên ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc khi tới thăm chùa, cúng bà Penh du khách Đi Thăm Quan Campuchia tuyệt đối không cầu tình duyên, xunh quanh có rất nhiều khỉ tuyệt đối không được chọc phá vì chúng được nuôi tự do rất dễ tức giận.