Nằm không xa thành phố Thành Đông, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đây được coi là bức tượng Lạc Sơn Đại Phật lớn thế giới. Bức tượng được tạc thằng vào một mặt của núi Lăng Vân, nó có niên đại lên tới 1300 năm và được cho là tượng đá Đức Phật lâu đời nhất, đồng thời cũng là bức tượng cận hiện đại cao nhất thế giới.
Bức tượng Lạc Sơn Đại Phật nằm ở phía Đông thành phố Lạc Sơn, tọa lạc ở nơi giao nhau của 3 con sông: sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Người ta nói rằng bức tượng này là Phật Di Lạc với vóc dáng đẫy đà, khuôn miệng mỉm cười đầy nhân từ, đang ngồi khoan thai, tay đặt lên đầu gối và đôi mắt Người hé mở, từ bi hướng ánh nhìn xuống con sông.
Không chỉ khiến người ta trầm trồ trước sự to lớn của nó mà du khách đến đây còn mong đợi được tận tay chạm vào những chi tiết chạm khắc tỉ mỉ của pho tượng. Điều đặc biệt nhất của bức tương Lạc Sơn Đại Phật này đó là mái tóc Đức Phật, nó được làm từ 1021 lọn tóc xoắn ốc và được xếp cạnh nhau tỉ mỉ, cẩn thận, đẹp mắt.
Bạn có thể tưởng tượng được sự to lớn của nó không?
Nếu tính tổng chiều cao từ đầu tới chân, tựa như Đức Phật đứng lên, thì có thể nó ngang tầm với chiều cao của Nữ Thần Tự Do. Tổng chiều cao pho tương Lạc Sơn Đại Phật đạt đến 71m, với riêng phần đầu pho tương là 15m, phần vai rộng tới 28m, và chỉ riêng mỗi phần lông mày của Đức Phật đã dài tới 5,5m. Hơn nữa, 100 nhà sư có thể ngồi vừa chỉ trên một bàn chân của pho tượng.
Trong lịch sử đã 4 lần người ta nhìn thấy bức tượng chảy nước mắt với đôi mắt nhắm lại. Đây là một điều vô cùng kì bí mà ai cũng được tận thấy. Có lẽ vì được tạo ra với hy vọng bảo hộ cho con người, nên mỗi khi có tai nạn to lớn xảy ra, tượng đều rơi lệ.
Nạn đói lớn năm 1962
Lần đầu tiên người ta nhìn thấy bức tượng Phật chảy nước mắt là vào một đêm năm 1962. Một bức ảnh chụp bức tượng Phật trong trạng thái nhắm mắt vẫn được trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn.
Đã có 35 triệu người dân bị chết đói. Bức tượng Phật đã nhắm cặp mắt lại lần đầu tiên khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn.
Cách mạng Văn hóa tàn khốc
Lần thứ hai vụ việc này xảy ra là vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của Cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng.
Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu đôla vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể bị phai mờ.
Động đất ở Tứ Xuyên
Tháng 7 năm 1972, cặp mắt của tượng một lần nữa lại nhắm lại, và đây là lần thứ 3. Điều này xảy ra ngay say khi xảy ra trận động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên làm khoảng 650 nghìn người thiệt mạng do thiếu sự cảnh báo trước, cũng do chính phủ từ chối viện trợ quốc tế.
Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.
Giọt nước mắt lo âu
Năm 1994, cả du khách bên cạnh bức tượng và trên các con thuyền tham quan đều nói đã tận mắt thấy hiện tượng này. Khi đó khuôn mặt, hàm, và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển.
Một vị Sư phụ truyền giảng Phật Pháp và môt số đệ tử của ông đang đi trên con thuyền đó và đã chứng kiến cảnh tượng này. Khi một trong những người đệ tử hỏi ông tại sao bức tượng Phật lại khóc, vị Sư phụ này trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ngài ấy đang lo lắng cho họ.”
Cho tới ngày nay, nơi đây vẫn luôn thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan mỗi năm trong chuyến đi Trung Quốc của mình.