Nhắc đến đến cái tên Samurai hầu hết tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến những chiến binh dũng mãnh, những vị anh hùng không lùi bước trước bất kì một trận chiến nào. Samurai vô cùng nổi tiếng với “tinh thần võ sĩ đạo”, sự trung thành tuyệt đối với vị lãnh chúa, cùng với đó là ý chí chiến đấu của một chiến binh vĩ đại.
Ngày nay, những chiến binh dũng mạnh Samurai đã không còn nữa nhưng tinh thần ấy, tình thần bất khả chiến bại, quyết không lùi bước vẫn không hề bị mai một mà ngược lại nó vẫn luôn luôn tồn tại trong thâm tâm mỗi người đàn ông Nhật Bản. Nó dường như cũng đã thấm nhuần trong nét văn hóa, phong cách sống thường ngày của người Nhật.
Thật ra, cái tên chiến binh Samurai được hiểu theo nghĩa là “những người phục vụ, người thân cận với giới quý tộc” dùng để chỉ một người đàn ông thuộc dòng dõi cao quý, được chỉ định, có nhiệm vụ để bảo vệ các thành viên Hoàng tộc. Chỉ một vài thập kỷ ngay sau khi giai cấp chiến binh Nhật Bản đã bị bãi bỏ và sau đó là “cái chết” của những chiến binh hùng dũng Samurai. Tuy nhiên thì những phẩm chất vô cùng đặc trưng của “tinh thần võ sĩ đạo” ấy vẫn luôn luôn được giữ lại và được lưu truyền đến ngàn đời sau.
47 nấm mồ - nơi yên nghỉ của 47 lãng nhân samurai trung thành.
Sengakuji là một đền nhỏ tại thành phố Tokyo. du khách Nhật Bản tuy không được ngắm những kiến trúc lộng lẫy, nhưng ngôi đền được nhiều du khách biết đến với 47 ngôi mộ của những lãng nhân samurai nổi tiếng. Câu chuyện của họ là minh chứng cho lòng trung thành, sức mạnh ý chí và khí chất đáng trân trọng của các samurai Nhật Bản thời xưa.
Vào tháng 3 năm 1701, lãnh chúa Asano Takuminokami của vùng Ako là một trong hai vị quan được giao trọng trách tổ chức đại lễ đón tiếp sứ giả triều đình tại thành Edo. Đại tướng quân Tokugawa Tsunayoshi lệnh cho một lãnh chúa khác có tên Kira Hozukenosuke giúp đỡ hai vị quan trẻ tổ chức buổi lễ.
Cáu giận vì Asano không hối lộ của cải, lãnh chúa Kira liên tục bày trò sỉ nhục, khiến Asano mất bình tĩnh rồi vung kiếm tấn công. Sau đấy, Kira vẫn còn sống và được Đại tướng quân tha tội chết, nhưng Asano phải chịu hình phạt seppuku cưỡng chế – hình phạt mổ bụng rửa tội. Không những vậy, toàn bộ gia đình của Asano bị tước bỏ quyền lực và các võ sĩ của lãnh địa của ông trở thành những lãng nhân (ronin) – những samurai vô chủ phiêu bạt giang hồ.
Tức giận trước hành động của Kira và cái chết oan khuất của chủ nhân, các lãng nhân nhẫn nhịn chờ ngày trả thù. Sau hơn 1 năm rưỡi, vào ngày 14 tháng 12 năm 1702, toàn bộ 47 lãng nhân đột nhập vào phủ của Kira dưới sự chỉ huy của Oishi Kuranosuke.
Sau trận chiến ác liệt, Oishi đề nghị Kira tự hành quyết với nghi lễ mổ bụng, nhưng ông ta không thể làm điều đó. Oishi rút kiếm lấy đầu Kirra và đem đến tế trước mộ chủ nhân cũ Asano.
Trước khi xông vào phủ của Kira, các lãng nhân xác định sẽ đón nhận cái chết cùng sự phẫn nộ từ Đại tướng Tokugawa. Thế nhưng, Đại tướng quân lại rất cảm động trước lòng trung thành của 47 lãng nhân nên đã không giận dữ mà bù lại, ban cho họ quyền được thực hiện nghi lễ seppuku danh dự - tự hành quyết như những vị anh hùng. Lãng nhân trẻ nhất được tha chết, nhưng cũng được an táng bên cạnh 46 người còn lại khi qua đời vì tuổi già.
Câu chuyện về 47 vị lãng nhân đã trở thành biểu tượng của lòng trung thành và khí chất của các samurai dưới thời Edo. Đến nay, câu chuyện vẫn được lưu truyền khắp nơi và thu hút khách thập phương đến với ngôi đền Sengakuji – nơi thờ phụng 47 lãng nhân. Vào ngày 14 tháng 12 hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra một lễ hội lớn tưởng niệm cái chết của các samurai trung thành.