Nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km về phía Tây, huyện Phúc Thọ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng với 92 di tích đã được Nhà nước xếp hạng trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt là đền Hát Môn, 47 di tích cấp quốc gia, 44 di tích cấp tỉnh, thành phố.
Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng
Đền HátCùng với đó, huyện có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú với 65 lễ hội truyền thống trong đó lễ hội truyền thống đền Hát Môn được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, huyện còn có các làng nghề truyền thống như làng nghề bánh, bún, đậu Linh Chiểu, làng nghề bột sắn Hạ Hiệp, làng nghề may Tam Hiệp...
Đặc biệt, được thiên nhiên ưu ái cộng thêm tính cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây, từ một vùng đất vốn được coi là vùng phân lũ, chậm lũ của thành phố Hà Nội, nhờ sự mạnh dạn, năng động trong chuyển đổi cây trồng, đến nay, Phúc Thọ đã hình thành những vùng chuyên canh chăn nuôi tập trung, năng suất nông nghiệp cao, mang lại thu nhập tốt cho người dân. Nhiều thương hiệu nông sản của Phúc Thọ đã ghi được dấu ấn trên thị trường như các loại rau sạch, hoa ly, nấm tai mèo, táo, phật thủ, bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam… Đây là điều kiện thuận lợi để Phúc Thọ phát triển loại hình trải nghiệm sinh thái miệt vườn thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Môn thờ Hai Bà Trưng
Vườn Phật Thủ sai trĩu quả
Đến Phúc Thọ vào một ngày cuối tháng 12 âm lịch, trải dài trước mắt chúng tôi là những cánh đồng mẫu lớn tươi tốt, quả trĩu cành, chín mọng trên cây. Không chỉ ngắm nhìn những cánh đồng, khu vườn trồng cà rốt, măng tây, đậu xanh, cà chua, chuối, bưởi, phật thủ, dâu tằm… chúng tôi còn được những người dân địa phương nồng hậu, nhiệt tình hướng dẫn tận tay thu hoạch những nông sản sạch mùa nào thức nấy như những người nông dân thực thụ.
Đến với vườn trồng Phật Thủ tại xã Hiệp Thuận – loại quả được người dân ưa dùng để thờ cúng, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc bề trên, chủ vườn cho biết, Phật Thủ là cây ra trái quanh năm và có nhiều giá khác nhau dao động từ 10.000 – 500.000 đồng/quả tại vườn.
Bưởi Phúc Thọ được trồng nhiều ở làng Vân Hà. Tại làng này, có hơn 90% hộ dân trồng bưởi, mỗi hộ sở hữu trung bình khoảng 200 gốc bưởi. Bưởi Phúc Thọ được lấy giống từ bưởi Diễn, nhưng có thể do thổ nhưỡng ở đây phù hợp với giống bưởi này mà bưởi ở đây rất ngon, vị ngọt đậm, không he, không chua. Giống bưởi này xuống nước vừa ăn chỉ sau 5 ngày hái từ trên cây và có thể để trong cả tháng. Trung bình mỗi cây có từ 150 – 200 trái và giá thành khoảng 30.000 đồng/quả tại vườn…
Bưởi được trồng nhiều ở làng Vân Hà – Phúc Thọ
Do được chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, nên các loài thực vật họ rau, họ hoa, các giống cây ăn quả ở đây đều cho năng suất, chất lượng cao. Các loại nông sản, trái cây ở đây được tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đời sống người nông dân từ đó mà được cải thiện hơn rất nhiều. Nhiều gia đình trở nên giàu có nhờ làm nông nghiệp.
Ẩm thực cũng là một nét đặc trưng của Phúc Thọ với những món ăn đậm chất dân dã, đầy hương vị vùng quê như cà dầm tương, gà ngủ cành bưởi, nem Phùng, tôm, cá sông Đáy nướng, bánh tẻ quê, canh rau muống tiến vua, thịt nướng lõi ngô... Hẳn ai cũng biết đến câu ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, nhưng có lẽ ít người biết Phúc Thọ là nơi sản sinh ra câu ca dao bình dị ấy.
Một ngày được trải nghiệm tham quan các khu ruộng trồng nông sản, các khu vườn trồng cây trái và nghe các chủ vườn chia sẻ về quy trình trồng trọt, định hướng phát triển, chúng tôi thấy được trong mắt họ ánh lên niềm vui trước những thành quả thu hoạch được, dù còn đó những nỗi nhọc nhằn trong quá trình canh tác.
khách thăm quan thích thú khi được tận tay hái những trái bưởi chín mọng
Tuy nhiên, lượng lữ khách
đến với Phúc Thọ còn ít, du khách dường như mới chỉ biết đến Phúc Thọ qua các di sản văn hóa mà chưa biết nhiều về tiềm năng chương trình sinh thái. Để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh về lịch trình
sinh thái ở địa phương, vai trò của chính quyền là rất quan trọng trong việc định hướng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và làm hành trình bền vững, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp thương mại - trải nghiệm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách đến Phúc Thọ nhiều hơn nữa.
Tiềm năng du lịch Phúc Thọ, Hà Nội
1
0
1
2 bài đánh giá