Những thông tin hữu ích khi Đi Trải Nghiệm hà giang

 

Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành với đia điểm khám phá tuyệt vời như, Đèo Mã Pí Lèng, Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Con Đường Hạn Phúc, Cổng Trời Quảng Bạ, Núi Đôi Cô Tiên, Cột Cờ Lũng Cú, không chỉ vậy Hà Giang còn là Nơi mà những con đường chạy ngút lên trời xanh, nơi hình hài đất nước nổi lên như bản đồ, nơi loài hoa tam giác mạch tuyệt đẹp thi nhau đua nở mỗi độ thu về, nơi mà có những thửa ruộng bậc thang kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp… Hà Giang là một điểm đến quá mỹ lệ đến mức không thể bỏ qua. Với những người chưa từng đến Hà Giang thì nên tham khảo trước những điểm đến và thời điểm nào để có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp nơi đây. trong bài viết này, Vietsense Travel sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết Kinh Nghiệm Khám Phá Hà Giang cự kỳ hữu ích.

 

Tham Khảo: Tour Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm Ngắm Hoa Tam Giác Mạch

 

Nên Đi Thăm Quan hà giang thời điểm nào?

Vào khoảng thời gian đầu xuân bạn đến với Hà Giang sẽ có cơ hội được khám phá những lễ hội truyền thống nơi đây. Đây là thời điểm cho những ai yêu thích khám phá các nền văn hóa – lế hội ở Hà Giang. Bạn sẽ được chứng kiến những lễ hội mừng thọ của người Tày – đây là một tục lệ truyền thống của người dân tộc Tày và đây cũng là lúc mà con cháu sum họp đầy đủ để chúc mừng ông bà, bố mẹ được mừng thọ. Vào dịp đầu xuân thì Hà Giang cũng có các lễ hội như hội trọi trâu, lễ hội Lồng Tồng và hội đấu ngựa…những lễ hội này thu hút đông đảo khách thăm quan từ các nước đến tham gia.
 
Vào khoảng tháng 3, là thời điểm đẹp nhất của Hà Giang với những vườn đào, mận có hoa nở rộ tràn đầy sắc xuân. Rừng mận, đào bạt ngàn sắc hoa trắng hồng như một bức tranh thuỷ mặc, sẽ là thời điểm cho các bạn trẻ thích khám phá, cho những cặp vợ chồng sắp cưới những bộ ảnh cưới đẹp nhất. Len theo từng ngách vườn đào- mận là những anh chàng, cô nàng lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp bằng những bức ảnh với hoa đào- mận. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn giành thời gian cùng người thương đến với Hà Giang vào tháng 3.
 
Thông Tin Hữu Ích Du Lịch Hà Giang
 
Đến tháng 4, Hà Giang có một lễ hội lớn đó là hội Chợ tình Khâu Vai. Đến với chợ tình Khâu Vai tháng 4 để biết thêm một nét văn hoá đặc biệt của vùng đất Hà Giang. Một không gian nhộn nhịp với đông đảo mọi người cùng đến tham dự lễ hội. Đến đây, các bạn sẽ thấy được nét đẹp nhân văn của chợ tình Khâu Vai, hình ảnh những anh chàng, cô nàng xúm lại tán chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện cuộc sống. Lễ hội đến là thời gian ngắn ngủi cho những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau gặp lại nhau, bên nhau trò chuyện, tâm tình.
 
thông tin hữu ích khi đi du lịch hà giang 1
 
Và bạn sẽ được chứng kiến một Hà Giang quyến rũ vào “mùa nước đổ” tầm tháng 5 và tháng 6. Lúc này, Hà Giang vừa đẹp và quyến rũ với hình ảnh ruộng bậc thang uốn lượn được đón nước từ trên các đỉnh núi đổ về. Nước tràn gập trên các thửa ruộng trông như một lớp áo mới của chúng. Đây cũng là thời điểm người dân bắt đầu nhộn nhịp xuống đồng để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Du khách tới đây sẽ được hoà mình cùng không khí nhộn nhịp của người dân đi làm, cùng họ xuống đồng trong tâm trạng vui vẻ, hồ hởi.
 
Ha Giang mùa nước đổ
 
Vào tháng 8 và 9, bạn sẽ hối tiếc nếu không đến với Hà Giang vào thời điểm này. Lúc này ở Hà Giang là vào mùa lúa chín, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang với một màu vàng óng của lúa. Không chỉ ngắm, bạn cảm nhận, gửi thấy mùi thơm ngào ngạt của lúa và cảm thấy mùi quê hương khi đến nơi đây.
 
Hà Giang Mùa Lúa Chín
 
Tháng 10- tháng 11 là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ với một màu tím khắp các sườn đồi, chân núi như một thảm tím trải rộng. Một màu tím rực , lãng mạn hoà cùng khí trời se lạnh nơi đây.
 
hà giang mùa hoa tam giác mạch
 
Sau mùa hoa Tam giác mạch, bạn sẽ được chứng kiến mùa hoa cải vàng rực rỡ vào tháng 12. Hoa cải nở rộ, trải rộng một màu vàng rực rỡ, các bạn tới đây sẽ chụp lại được những khoảnh khắc vô cùng đẹp và lãng mạn. Đây cũng là lúc thời tiết lạnh, bạn sẽ cảm thấy cái giá lạnh của vùng đất này, được chạm tay vào sương mờ ảo dưới các sườn và chân núi.
 
Đi Trải Nghiệm Hà Giang bằng phương tiện gì?
 
Nếu đi bằng ô tô
 
  • Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (xe giường nằm cao cấp, liên hệ đặt chỗ qua điện thoại. Một số nhà xe uy tín là: Bằng Phấn, Hưng Thành, Hải Vân…). Giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người.
  • Từ Sài Gòn, căn cứ giờ xe ô tô chạy ở Hà Nội để đặt vé máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội (thời gian bay mất khoảng 2h). Điểm đón khách của nhà xe cách sân bay Nội Bài hơn 1km nằm ngay ở đoạn rẽ ở QL2 – Hà Nội đi Hà Giang.
Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển.
 
Nếu đi bằng xe máy
 
Tùy vào thời gian của chuyến đi mà bạn lựa chọn cung đường thích hợp cho mình như một số gợi ý dưới đây:
  • Hà Nội – Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Đồng Văn – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc – Bắc Mê – TP Hà Giang – Hà Nội.
  • Mèo Vạc – Lũng Pìn – Mậu Duệ – Du Già – Hà Giang – Hà Nội.
  • Niêm Sơn (Hà Giang) – Bảo Lộc (Cao Bằng) – Bắc Kạn – Hà Nội.
  • Hà Nội – TP Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội.

Ngủ nghỉ ở đâu tại hà giang?

Nhà nghỉ trên Hà Giang rất phong phú, giá cả từ 150.000 – 500.000 đồng/ngày. Một số địa chỉ uy tín: KS Huy Hoàn, KS Công Đoàn, KS Khánh Linh, KS Cao Nguyên Đá (ở thị trấn Đồng Văn)...
 
Các điểm tham quan ở Hà Giang?
 
Cao Nguyên Đá Đồng Văn
 
Cao nguyên Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. một huyện vùng cao biên giới của trung tâm Hà Giang, huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146km. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1ºC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24ºC. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có Lũng Cú được coi là “nóc nhà của Việt Nam”, nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên, trái ngon, dược liệu quý
 
Ðồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Ðồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời"
 
Cổng Trời Quản Bạ
 
Cổng trời Quản Bạ, nằm ở độ cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một "thế giới" khác - còn gọi là "Vùng tự trị của người Mèo", gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh. Đứng tại Cổng trời Quản Bạ, có thể quan sát được cánh đồng của Quản Bạ, Quyết Tiến, Thái An, Đông Hà, Cán Tỷ và Bát Đại Sơn. những điểm trải nghiệm nổi tiếng trong các Lịch trình Hà Giang, được du khách yêu thích.
 
Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.
 
Dinh Thự Họ Vương
 
Dinh họ Vương (Vương Chí Sình) nằm trên địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách huyện lỵ Đồng Văn chừng 24km. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m.
 
Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai. Khoảng đất giữa hai tường thành rộng khoảng 50m, được trồng cây. Dinh có 10 ngôi nhà, 6 ngôi nằm cùng một hướng, 4 ngôi kia nằm theo hướng khác. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng. Các ngôi nhà đều được làm bằng gỗ quý từ cột, kèo, sàn, vách. Mái nhà lợp bằng ngói máng.
 
Tại ngôi nhà chính còn lưu bức hoành phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Các bức chạm trên đá, trên gỗ cho thấy sự tinh xảo và tài nghệ của người thợ. Công trình đã được xếp hạng di tích và bảo vệ từ năm 1993. Di tích này đáng để bạn dừng chân và quên đi mọi vất vả sau những chặng đường cheo leo hiểm trở. Công trình toát lên vẻ thâm nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới.
 
Phố Cổ Đồng Văn
 
Khu phố cổ Đồng Văn, nằm trong quần thể trải nghiệm Hà Giang,  được hình thành và xây dựng từ đầu thế kỷ XX xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty  người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng. Thuở ban đầu chỉ có vài gia đình người Tày, người Hoa và người Mông sinh sống. Đến thập niên 40 – 50 có thêm người Kinh, Dao và người Nùng … đến cư ngụ, ngày nay Phố Cổ Đồng Văn được du khách đặc biệt yêu thích và là điểm đến không thể thiếu trong các chương trình Chương trình Hà Giang.
 
Với nét đặc trưng vốn có, những nét đẹp trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, kiến trúc của người dân phố cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo trên vùng Công viên địa chất – cao nguyên đá Đồng Văn.
 
Cột Cờ Lũng Cú
 
Lũng Cú - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km. Từ thị xã, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160km, du khách sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú - Đồng Văn khoảng 40km, du khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú. một địa danh không thể thiếu trong các Hành trình Hà Giang.
 
Từ xa, Lũng Cú hiện ra thật sinh động: một vùng đất với 3/4 là đá, nổi bật lên là cột cờ Tổ quốc có hình dáng giống cột cờ Hà Nội, trông xa giống như một ngọn tháp; xung quanh là phong cảnh núi rừng hùng vĩ, trùng điệp... Khi tới gần, vẻ đẹp nơi đây càng rõ nét hơn: Một cột cờ được dựng trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn), dưới chân cột có khắc phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay phất phơ trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Quan sát kỹ hơn một chút, du khách sẽ thấy giữa lưng chừng núi Rồng có một cái hang khá rộng và đẹp, đồng bào ở đây gọi là hang Sì Mần Khan.
 
Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.
 
Đèo Mã Pì Lèng
 
Đèo Mã Pì Lèng nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), nơi được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đường đèo men theo sườn núi, vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ, là điểm đến của du khách.Đường lên Đồng Văn, Mèo Vạc xuyên qua những rừng đá tai mèo, xứng với tên gọi “cao nguyên đá”. Có những quả núi đá mang hình thù kỳ dị, rất có giá trị trưng bày địa chất lộ thiên, một điểm thăm quan lý tường cho du khách tham gia các trải nghiệm Hà Giang.
 
Mã Pí Lèng, dịch ra nghĩa đen là " sống mũi ngựa". Dịch ý thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, Chính phủ đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với 2 huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn, 2 huyện cheo leo nơi cực bắc tổ quốc.
 
Hiện nay, Mã Pì Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn, được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.
 
Con đường Hạnh phúc
 
Kỳ quan thứ tư là Con đường Hạnh phúc – con đường của máu và hoa. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.
 
Con đường Hạnh phúc là cầu nối mang lại ánh sáng cho rẻo cao, không chỉ nhuốm công sức mà cả máu và mạng sống của bao thanh niên xung phong một thời. Năm nay cũng là kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành Con đường Hạnh phúc Hà Giang – Đồng Văn.
 
Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám
 
Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám một địa phương nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”Đã thành truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, được người Mông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi.
 
Khi tách lấy vỏ lanh, đôi tay người phụ nữ phải hết sức khéo léo cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh này được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh đã trắng và mềm hơn và đó là lúc những phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình.
 
Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông ở Lùng Tám còn có kỹ thuật nhuộm chàm mà khó có nơi nào sánh được. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày. Người ta thường ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải khô, nó lại được mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng 8-10 lần. Thời gian ngâm cho vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, khoảng thời gian đó có khi kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.
 
Hoàng Su Phì - Mùa Lúa Chín Nước Đổ
 
Hoàng Su Phì là một trong các địa phương thuộc vùng cao Hà Giang nhưng lại có cấu trúc địa hình đỡ khắc nghiệt hơn hướng Đồng Văn, Mèo Vạc. 
 
Ở đây, ít những đồi núi đá tai mèo; đất đai phì nhiêu hơn. Đặc biệt có đỉnh Chiu Lầu Thi (Kiều Liên Ty) cao 2380 m so với mặt nước biển, là đỉnh núi cao thứ 3 cả nước, sau Phan xi păng và Tây Côn Lĩnh.Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc của huyện đã tương đối hoàn thiện nên đã tạo ra cho Hoàng Su Phì tiềm năng rất lớn để Phát triển Lữ Hành sinh thái với hàng loạt hệ thống các cơ sở phục vụ chương trình đã đi vào hoạt động, đặc biệt là khu nghỉ dưỡng sinh thái Pan Hau – Thông Nguyên. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã đón nhận bằng Di tích Quốc gia từ Bộ Văn hóa, Thể thao và lịch trình .
 
Còn Mùa nước đổ thì đa phần ruộng Tây Bắc nước ta đổ ải vào tầm tháng 5 - 6, ít nơi tháng 7, một vài thửa có thể tích nước từ tháng 4; nhưng đẹp nhất vẫn là lúc đang cấy dở, tầm tháng 5 - 6.
 
Nhà Của Pao Giữa Cao Nguyên Đá
 
Sau thành công trên màn ảnh, "nhà của Pao" trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên cung đường khám phá cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).
Cái tên Sủng Là từ lâu đã không còn xa lạ với du khách miền xuôi mỗi lần ghé đến Đồng Văn. Được ví như bông hoa giữa cao nguyên đá, Sủng Là cuốn hút bởi vẻ đẹp mộc mạc, yên bình đặc trưng của miền sơn cước, trong đó nổi bật là ngôi làng nhỏ mang tên Lũng Cẩm.
 
Nằm giữa thung lũng thơ mộng, xung quanh là dãy núi đá trùng điệp như bức tường thành che chở, làng văn hóa hành trình Lũng Cẩm hiện là nơi cư trú của hơn 60 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Lô Lô, Mông và Hán.
 
Nếu hình dung về những con đường đất sỏi mịt mù khi tới Lũng Cẩm thì bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng vì đường vào làng giờ đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, nhưng không vì thế mà Lũng Cẩm mất đi vẻ đẹp vốn có. Ngay từ đầu làng, bạn đã có thể bắt gặp những nương ngô xanh mướt, những luống hoa hồng thấm đẫm sương đêm.
 
Thấp thoáng trên đường là bóng dáng các chị, các mẹ gùi hàng ra chợ bán, lũ trẻ mặt nhem hề đùa nghịch hồn nhiên. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với du khách khi đến với Lũng Cẩm là những ngôi nhà trình tường cổ. 
 
Sắc màu mộc mạc, xưa cũ là điểm dễ nhận ra ở hầu hết ngôi nhà gần 100 năm tuổi ở thung lũng hoa hồng. Những lớp ngói âm dương đã phủ đầy rêu, nhưng bức tường đất, hàng rào đá bao quanh dường như còn nguyên vẹn. Chính vẻ đẹp thách thức thời gian và tiết trời khắc nghiệt đã khiến những ngôi nhà ở Lũng Cẩm trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của không ít nhiếp ảnh gia và đạo diễn.
 
Từ khi được chọn làm bối cảnh cho những thước phim đẹp đến nao lòng trong “Chuyện của Pao”, ngôi nhà “tứ đại đồng đường” của một gia đình người Mông vốn nổi tiếng từ nhiều năm trước, trở thành điểm đến được yêu thích nhất ở làng Lũng Cẩm. Giữa cao nguyên đá khô cằn, “nhà của Pao” như một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống đồng bào Mông với vẹn nguyên nét đẹp huyền bí và quyến rũ.
 
Lối dẫn vào nhà băng qua một đồng hoa cỏ dại. Nếu vào đúng mùa hoa tam giác mạch, khung cảnh hai bên sẽ chìm đắm trong sắc hồng thơ mộng, đối lập với vẻ mênh mông, lạnh giá của núi rừng. Ngôi nhà làm chủ yếu bằng đất, mái ngói cổ, thềm và chân cột bằng đá.
 
Vốn thuộc tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào dân tộc Mông vùng cực Bắc, ngôi nhà có một gian chính 2 tầng chia thành nhiều phòng khách và phòng ở, một gian phụ chia làm 2 phòng nhỏ là nhà kho, bếp, một chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Nhà xây quây bốn hướng chụm lại ở giữa có sân tạo không gian ấm cúng, yên bình.
 
Mỗi khi có khách đến chơi, lũ trẻ trong nhà lại ùa ra như có hội, chào đón bằng những ánh mắt hồn nhiên. Dù không hiểu hết tiếng Kinh, khách lạ đến nhà cũng chẳng thể hiểu được tiếng Mông, nhưng không vì thế mà ngăn được tiếng cười trẻ thơ những lúc được cho bánh, chia kẹo hay chụp hình.
 
Nhiều năm nay, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, “nhà của Pao” lại rộn ràng du khách đến thăm, bởi màu trắng của mận, màu hồng của đào tô điểm khiến ngôi nhà thêm cuốn hút. Trả lại vẻ bình yên của Lũng Cẩm, lúc ra về ai cũng giữ cho mình những bức hình, những ký ức đẹp về cao nguyên đá, về ngôi nhà trình tường cổ.
 
Thác Tiên Đẹp Dịu Dàng Bên Đèo Gió
 
Để đến thác Tiên – một trong những danh thắng bậc nhất huyện Xín Mần, Hà Giang, du khách phải vượt qua khoảng 17 km từ trung tâm thị trấn Cốc Pài. Thác nằm giữa rừng nguyên sinh Đèo Gió thuộc địa phận xã Nấm Dẩn, nên sau khoảng chục cây số đổ đèo leo dốc là bạn đã được hòa mình vào một thế giới thiên nhiên thuần khiết với thảm thực vật nguyên sơ quý hiếm. Bên cạnh phong lan rừng, thảo mộc và nấm các loại là nhiều loài gỗ quý nghìn năm tuổi.
 
Trong khi đang mơ màng với thiên nhiên hoa cỏ thì tiếng nước đổ vọng gần sẽ đưa du khách trở về thực tại, báo hiệu trước mặt là dòng thác Tiên huyền thoại. Mọi mệt mỏi dần tan biến theo mỗi bước qua thềm bậc giữa cánh rừng vầu rậm rạp. Trong màu xanh ngút ngàn của rừng già hoang sơ là dòng thác đôi trắng xóa.
 
Thác bắt nguồn từ suối Tả Ngán, xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà, Lào Cai ở độ cao trên 1.403 m. Khi đến địa phận thôn Ngam Lâm, xã Nấm Dẩn, dòng nước thả mình qua vách núi Đèo Gió tạo thành dòng thác đôi như mái tóc dài mềm mại, buông lững lờ của thiếu nữ tuổi trăng tròn.
 
Đổ xuống từ độ cao 70 m giữa rừng già kỳ vĩ, thác Tiên không ầm ào, hung dữ mà mềm mại, réo rắt, mang đến bầu không khí mát lành nhờ những hạt nước li ti lan tỏa theo làn gió thổi quanh chân thác. Bởi thế thác Tiên ngoài tên gọi Táng Tinh (theo tiếng Nùng) còn được gọi là thác Gió.
 
Quanh năm dòng nước chẳng khi nào cạn, mùa mưa hay mùa khô đều êm ả nhẹ nhàng. Chẳng thế mà lao xuống từ trên vách núi nhưng mặt hồ nhỏ đón nước dưới chân thác chỉ gợn sóng lăn tăn. Đây chính là nơi đầu nguồn của con suối Tả Lán chảy về thôn Nấm Dẩn, nơi có bãi đá cổ nổi tiếng Hà Giang.
 
Nước suối dưới chân thác lặng, yên bình và trong vắt quanh năm, nhìn thấu tận đáy. Suối nông nhưng lạnh do nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, nên mùa hè có thể thoái mái lội suối vui đùa, còn mùa đông khách thường chỉ men theo lối nhỏ để dạo một vòng hoặc chụp ảnh trên cây cầu cong vắt ngang qua suối.
 
Đi hà giang ăn gì?
 
Thắng dền
 
Thắng dền là món ăn vặt (hay ăn chơi) của người Hà Giang nói chung và được xem là món ăn để bè bạn ngồi lại sum vầy trong những ngày đông giá rét ở thị trấn Đồng Văn. Thắng dền đích thực là một đặc sản của tỉnh Hà Giang.
 
Thắng dền được làm từ bột gạo nếp, tuỳ vào sở thích cũng như khẩu vị của từng người mà người làm bánh sẽ cho thêm nhân bánh bằng đỗ hoặc để chay. Hình dáng của chúng trông giống như những chiếc bánh trôi tàu ở Hà Nội, nếu không hỏi người dân ở đây thì chắc chắn sẽ có du khách nhầm tưởng đó là bánh trôi thật. Những viên bánh thắng dền chỉ làm to hơn ngón tay cái một chút, được thả trong bát có hỗn hợp nước đường ngọt ngậy với nước cốt dừa và gừng. Chúng tạo lên một hương vị hỗn hợp ngọt, béo và cay cay. Trong mỗi bát thắng dền còn được cho thêm những viên lạc hay vừng đã rang chín, giòn giòn mà thơm phức, trông hấp dẫn hơn nhiều.
 
Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, mà người Hà Giang thì thường dùng chúng để làm “gia vị” cho cuộc giao lưu, nói chuyện của lũ bạn, là món đặc sản để du khách ăn một lần nhớ mãi.
 
Rêu nướng
 
Nếu như thắng dền là món ăn chơi thì rêu nướng lại là đặc sản Hà Giang không thể thiếu trong bữa ăn của người dân tộc Tày, ở xã Xuân Giang. Rêu nướng là món ăn đặc sản Hà Giang lạ miệng, ăn ngon, bổ mà lại có hương vị rất riêng. Rêu được người dân tộc Tày đi lấy ở những khe đá dưới suối, rêu tươi được họ đem rửa sạch và vò hết nhớt mới đem về làm món rêu nướng.
Sau khi rêu sạch và vắt hết nhớt để ráo, người dân cho rêu vào những chiếc lá dong xanh tươi, gói lại chặt bằng dây lạt tre. Như PYS Travel được biết, trước khi đó thì rêu đã được xé tơi và tẩm cùng những gia vị cần thiết đậm đà, gói lại chặt và dùng 2 chiếc que kẹp chặt 2 đầu cho lên bếp than nướng.
Khi nướng thì lật đều tay 2 mặt để rêu chín đều, đến khi nắn thấy rêu mềm và dậy mùi thơm thơm là đã chín rồi đó. Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích, mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng. Với hương vị lạ miệng và nhận được nhiều sự yêu thích của du khách, rêu nướng đã trở thành đặc sản Hà Giang nổi tiếng, giúp làm phong phú hơn những món ăn đặc sản quê hương của nơi đây.
Thịt trâu, lợn gác bếp
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc với nhiều dân tộc anh em sinh sống với nhau nên tục gác thịt lên bếp đã trở thành thói quen (phong tục thông lệ) trong mỗi gia đình. Từ bao đời, thịt trâu, lợn gác bếp đã trở thành món ăn không thể thiếu và là đặc sản Hà Giang mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây.
Thịt trâu, lợn gác bếp thường là những thớ thái dọc dài, từng miếng thịt trâu – lợn một được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp. Trước khi mang gác bếp, người dân đã tẩm các gia vị vào thịt như ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén.
Sau một thời gian, những miếng thịt sẽ khô lại nhưng vẫn giữ được gia vị quệt lên đó, và có hương vị đặc trưng rất ngọt và thơm. Thịt gác bếp ăn ngon mà lại không có chất bảo quản, là món ăn khoái khẩu của du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang. Nhiều người đến đây không quên mua một ít về làm quà cho mọi người. Chính những du khách đến nơi đây là người đã truyền và mang thịt trâu, lợn gác bếp đến nhiều người biết hơn và làm món ăn đặc sản Hà Giang này có thương hiệu mạnh hơn.
 
Mật ong bạc hà
 
Mật ong bạc hà Đồng Văn có vị ngọt đậm đà khác hẳn mật ong của vùng khác, chúng êm dịu, thơm ngon, bổ dưỡng và nhất là mùi hương đặc biệt. Sản phẩm do chính tay người nông dân làm ra, họ cất công chăm sóc ong rồi thu hoạch lấy mật, làm lên những giọt mật ong tinh tuý đặc trưng của vùng núi đá, mang lại giá trị kinh tế giúp cuộc sống ổn định hơn.
 
Cứ tới độ tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, khi mà những bông hoa bạc hà nở rộ một màu khắp các nương đồi, sườn núi, cao nguyên đá là lúc những bầy ong cao nguyên đá đua nhau đi lấy mật về tổ. Vì cây bạc hà là cây hoa dại, mọc rất nhiều trên cao nguyên, lại thêm hoa của chúng có màu tím hồng đã thu hút những bầy ong đến lấy mật để rồi bay về tổ cho ra những giọt mật thật ngon và quý.
 
Chính bởi ong đua lấy mật của hoa bạc hà mà loại mật ong bạc hà đã được gọi tên như vậy từ lâu đời và nó cũng nổi tiếng. Mật ong bạc hà Đồng Văn có rất nhiều lợi ích với con người. Chúng được xem như một vị thuốc có dược tính đặc biệt. Đó là khả năng bồi bổ sức khỏe, công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa. Vị thơm, ngọt dịu hiếm có của loại mật ong này cũng có sức hút đặc biệt.
 
Xôi ngũ sắc
 
Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt. Xôi này được làm từ một loại gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra, từng hạt gạo trắng thơm lừng được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi.
Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.
 
Một món ăn đã làm nên bản sắc của đồng bào vùng cao, một món ăn mà chỉ nhắc đến tên thôi đã khiến người ta nhớ đến đại ngàn hùng vĩ…đó chính là đặc sản xôi ngũ sắc. Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn xôi ngũ sắc đã trở thành một món ăn khó vắng mặt vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tộc người thiểu số trong năm.
 
Cháo ấu tẩu
 
Một món ăn khi tới Hà Giang mà bạn không nên bỏ qua là cháo ấu tẩu. Đối với PYS Travel, đây được xem là đặc sản Hà Giang nổi tiếng mà khi đến chưa thưởng thức nghĩa là chưa tới Hà Giang. Cháo ẩu tẩu cũng được nấu từ gạo ngon rồi cho thành phần chính là ấu tẩu, các gia vị đặc trưng nên hương vị của chúng thơm ngậy, bùi cay và còn có vị đắng. Nhiều người không ăn quen cháo ẩu tẩu sẽ không nuốt nổ nhưng khi đã quen thì rất dễ nghiện.
 
Cái lạnh trên cao nguyên đá khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt mang tên cháo ấu tẩu. Không giống những loại cháo thông thường, cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng càng ăn, vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi.
 
Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu mang về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm sau đó đem ninh chừng 4 tiếng cho mềm và bở tơi. Sau đó phần ấu tẩu này được trộn cùng gạo và nấu trong nước ninh từ chân giò lợn. Tại một số nơi, ấu tẩu và chân giò lợn được nấu riêng. Khi có khách, chủ quán mới trộn phần cháo trắng và phần chân giò cùng ấu tẩu này lại với nhau.
Lợn cắp nách 
 
Lợn cắp nách có tên gọi rất đặc biệt mà ai cũng tò mò không biết cái tên đó sinh ra như thế nào. Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì thân hình của con lợn này khá bé mà người dân khi bắt lọ hay để ôm thọt vào người hay treo dưới nách. Hơn nữa, lợn cắp nách được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao của Lào Cai như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường và việc nuôi giữ khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc. Những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn.
 
Không giống như loại lợn khác ở miền xuôi được chăn nuôi cẩn thận và ăn nhiều cám nên có thân hình béo mỡ hơn, còn lợn cắp nách nhỏ, do thói nuôi thả dông mà khiến chúng bé nhỏ và thịt của chúng nạc. Vì vậy, lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau rất được ưa chuộng.
 
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Với thịt lợn này có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích, có thể dùng xương để ninh thành món canh ngon. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.
 
Phở chua Hà Giang
 
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ Trung Quốc, mà người ta vẫn hay gọi là “Lường Pàn” nghĩa là “Phở mát”. Món ăn này có vị chua chua, lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
 
Ngày xưa, phở chua hay được người dân tộc sử dụng trong các đám cỗ của gia đình và thường thì không thể thiếu. Nhưng bây giờ, phở chua không chỉ là món ăn cỗ trong gia đình mà chúng đã phổ biến được nhiều người lựa chọn là món điểm tâm. Những du khách tới Hà Giang, nghỉ chân ven đường cũng không quên lựa chọn cho mình bát phở chua để thoả cơn đói.
 
Công thức làm phở chua Hà Giang không quá khó, nếu ai muốn tự tay mình nấu được bát phở chua thì có thể tham khảo công thức. Nguyên liệu của món phở chua bao gồm: thịt lợn rán (xá xíu), vịt quay, lạc đã chao dầu, lạp xường hoặc xúc xích tự chế. Ngoài ra còn có rau ăn kèm gồm: rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ hoặc dưa chuột nạo. Nguyên liệu chính là bánh phở yêu cầu phải là bánh phở tươi được tráng mềm không dùng bánh phở khô.
 
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn 
 
Không chỉ lữ khách mà người dân ở đây cũng thường xuyên chọn bánh cuốn để ăn sáng hay thậm chí là ăn trưa trong những buổi chợ phiên. Có những cô, cậu cứ tới mùa này mà lên Hà Giang là ghé quán bánh ở phố cổ Đồng Văn. Ăn nhiều, thành nghiền luôn món này.
 
Thoạt nhìn bánh cuốn nơi đây không có gì khác nhiều so với bánh miền xuôi, nhưng khi thưởng thức rồi, mới thấy thật lạ. Cũng là bột gạo hấp tráng mỏng, nhưng bánh trắng mịn, mỏng, mềm và rất thơm. Làm bánh tưởng chừng đơn giản song cũng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo của người đầu bếp. Các thao tác nhịp nhàng của đôi bàn tay, từ lấy gáo bột láng đều trên mặt vải, đậy nắp chờ một chút cho bột chín tới, rồi giỡ nắp vung, tiếp theo dùng chiếc đũa cả hớt bánh ra mâm rồi cho thịt mộc nhĩ băm nhỏ làm nhân, cuối cùng cuộn bánh lại. Đối với bánh cuốn trứng, khi bánh vừa chín, chỉ cần đập thêm quả trứng gà rồi đậy vung để một lúc, sau đó mới cho thêm nhân mộc nhĩ thịt băm để trứng vừa chín lòng đào mà bánh vẫn đảm bảo độ mềm, mịn và không nát. Cứ thế, hàng chục rồi đến hàng trăm chiếc bánh ra lò nhanh chóng phục vụ thực khách.
 
Nước chấm bánh cuốn thường được gọi là nước canh/nước dùng, đựng trong một chiếc bát tô có miếng chả thơm, hành lá mùi tàu thái nhỏ. Nước dùng đậm đà, ngọt lừ từ xương hầm, dậy thơm hành mùi khó cưỡng. Bánh vừa ra lò, bạn có thể xắt từng miếng chấm nước dùng hoặc thả cả chiếc bánh vào ăn ngay trong bát để cảm nhận tổng hòa vị dẻo thơm của bánh với chả, nước chấm béo ngậy. Một chút tiêu, ớt, dấm chua sẽ làm tròn vị, mùi vị khó quên của vùng cao nguyên đá.
 
Cơm lam Bắc Mê
 
Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy, vừa thuận tiện, lại vừa được bảo quản tốt, không bị ôi thiu. Để làm món cơm lam Bắc Mê không hề khó, công đoạn đơn giản và cũng không hề tốn kém. Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương, rồi ngâm kỹ trong nước. Việc lựa chọn gạo là yếu tố quan trọng nhất vì chúng quyết định phần lớn độ ngon và mùi thơm của cơm lam. Gạo nếp ngâm, vo sạch rồi trộn đều cùng với một chút muối.
 
Nấu cơm lam Bắc Mê không chỉ có gạo là đủ, phải dùng đến những ống nứa, thân cây tre, trúc được chặt từ trên núi mang về. Khi lấy được những thân nứa, tre, trúc mang về, người dân sẽ bỏ một đầu, đổ gạo nếp vào ống tre rồi đổ nước vào vừa tới lớp gạo trên cùng, sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong làm nút và nút chặt lại một đầu.
 
Khi đã đổ đầy gạo nếp vào từng ống tre, người ta sẽ để những ống tre đó đốt trên bếp than hồng, vừa đốt vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Nướng cơm lam Bắc Mê chỉ mất khoảng một giờ, khi mà mùi thơm của cơm toả ra thơm lừng là cơm đã chín và ngon rồi.
 
Lưu ý
  • Nên ra hiệu sách mua quyển "Bản đồ giao thông đường bộ" sẽ rất thuận tiện tra cứu trên đường đi, nhưng nên chọn quyển bìa cứng, đỡ bị quăn mép khi để trên xe ô tô.
  • Nếu đi xe nhà lên Đồng Văn, nhất là đi lên Lũng Cú thì phải chọn xe có đèn mù (đèn vàng), hoặc thủ sẵn ít giấy bóng, băng dính màu vàng, đề phòng trên đường đi gặp sương mù.
  • Khi đi từ Hà Giang, thấy cây xăng nên mua luôn, vì từ đó lên tới tận Đồng Văn mới có tiếp. Tuy đường đi đẹp, nhưng quanh co, lại hơi hẹp, nhiều đoạn đã đi lên đèo là không quay đầu xe được, nên phải chọn tài xế có kinh nghiệm.
  • Đi tuyến này thì không nên cho trẻ nhỏ đi, vì chủ yếu là ngồi ô tô, ít có chỗ chạy nhảy, trẻ sẽ mệt; thêm nữa, vùng miền núi, sẽ không có sẵn đồ ăn cho trẻ nhỏ, mà phải mang từ nhà đi.
  • Đến nay, Du Già vẫn là con đường khó đi, kinh khủng nhất với dân phượt. Vì vậy, trải nghiệm tuyến đường này phải cực kỳ cẩn thận vì thực tế cho thấy, có khá nhiều người đã bỏ cuộc giữa chừng.
  • Ngoài ra, vì phải đi bộ nhiều, bạn chú ý chọn loại giày êm, nhẹ...; đồng thời mang theo loại kem thoa chân dùng vào buổi tối để và một số thuốc men phòng xa.

Những thông tin hữu ích khi đi du lịch hà giang

Những thông tin hữu ích khi đi du lịch hà giang
1 0 1 2 bài đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương