Giữa những ngày hè nóng nực, được tắm mình dưới dòng suối mát, tận hưởng không khí trong lành giữa núi non hùng vĩ chắc hẳn là mong muốn của hầu hết du khách sau quãng đường trải nghiệm Cao nguyên đá Đồng Văn. Nằm cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20 km, Thác Trắng thuộc thôn Lũng Vai, xã Tát Ngà (Mèo Vạc) có vẻ đẹp nguyên sơ; không chỉ là điểm đến lý tưởng của khách thăm quan mà đây còn được xem là tiềm năng mở ra cơ hội thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” ở địa phương.
Chúng tôi về thôn Lũng Vai trong những ngày giữa tháng 7 nắng nóng. Cung đường từ thị trấn Mèo Vạc dẫn tới thôn như sợi dây thừng vắt mình bên lưng núi; nắng xuyên qua những cánh rừng đổ bóng xuống lòng đường vẽ lên bức tranh đẹp mê lòng. Đường vào thôn Lũng Vai chạy qua các nhóm dân cư được đổ bê-tông sạch sẽ nên việc tìm đến địa danh Thác Trắng chẳng mấy khó khăn. Từ thôn đi bộ khoảng 10 phút, Thác Trắng như một dải lụa trắng tinh khôi buông dài từ trên đỉnh núi có độ cao vài trăm mét, từ chân thác lên tới đầu nguồn được chia thành 3 bậc, nước đổ ào ào tạo cảm giác thoải mái sau quãng đường đi bộ. Đối với đồng bào người Mông, người Giáy nơi đây, Thác Trắng không chỉ cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất mà còn có cả truyền thuyết gắn liền với đời sống tâm linh và đến tận bây giờ, những câu chuyện ấy vẫn được truyền tai nhau.
Chuyện kể rằng, ngày xưa vùng đất Tát Ngà hiện nay có một trưởng tộc khai khẩn và cai trị. Sau khi qua đời, hai người con trai đã tranh nhau trị vì. Người anh khỏe mạnh như con trâu rừng còn người em cũng tài giỏi không kém, cả hai không ai chịu thua ai, ra sức lập mưu tranh giành. Qua một thời gian “bất phân thắng bại”, người anh đã thách đố người em cưỡi ngựa, lấy vải đỏ bịt mắt rồi phi ngựa từ chân thác xuống vực sâu; nếu bảo toàn được tính mạng, người anh sẽ để người em cai quản vùng đất. Bất chấp nguy hiểm, người em nhận lời thách đố nhưng không có phép màu xảy ra, người em đã phải bỏ mạng dưới vực sâu. Ngày ấy, trên đỉnh thác có một nhà miếu do người dân lập để cúng thần rừng. Đúng 7 ngày sau cái chết của người em, nhà miếu trên đỉnh thác đã bay về thôn Bản Triều (xã Tát Ngà) cách đó vài cây số. Với mong muốn người em cai quản khu đất ở thôn này, người dân đã lập miếu thờ ngay tại chỗ nhà miếu rơi xuống. Người anh sau này qua đời cũng được người dân lập miếu thờ tại thôn Tát Ngà. Chính vì thế, nên hiện nay ở xã Tát Ngà có 2 miếu thờ được người dân cúng bái hàng năm.
Trong câu chuyện kể cho chúng tôi nghe, ông Thào Xè Vư, thôn Lũng Vai năm nay đã ở tuổi “lục tuần” bảo rằng: “Từ khi còn nhỏ, đã được nghe ông nội kể lại sự tích về Thác Trắng. Người Giáy gọi tên thác là Tạt Háo, người Mông gọi là Đề Đầu”. Chuyện kể, trên đỉnh thác có một hồ nước rộng, trong hồ có một con cá Chép nặng đến vài chục cân. Tuy nhiên, chỉ đến khi mùa cấy chuẩn bị vào vụ, người dân mới nhìn thấy cá Chép nổi lên. Có lần, cả làng rủ nhau đi bắt cá nhưng dù nhìn thấy nhưng không thể bắt được. Theo lời kể của đồng bào, đến mùa vụ thấy cá Chép nổi lên sớm thì năm đó mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt; cá Chép quay đầu về hướng nào thì chắc chắn hướng đó có mưa; cá nổi lên sớm thì mưa sẽ đến sớm và mùa vụ cũng bắt đầu sớm hơn. Trước đây, đối với người dân ở xã Tát Ngà, mỗi năm chỉ cấy lúa một vụ và phải chịu mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nếu năm nào không thấy cá Chép nổi lên, người dân lại đau đáu nỗi lo mất mùa. Từ đó, mọi người xem con cá Chép là “thần bảo hộ” trong làng nên không ai nhắc tới chuyện đi bắt cá. Bắt nguồn từ câu chuyện đó đến nay, người dân nơi đây có truyền thống nuôi cá Chép ruộng – một đặc sản của vùng đất Tát Ngà.
Thác Trắng lâu nay vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ, chưa có tác động bởi con người. Cùng với việc làm tốt công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, nên Thác Trắng quanh năm đổ nước. Đối với vùng đá khát như Mèo Vạc, Thác Trắng được xem như một “kho vàng” giữa mênh mông đá. Có một thác nước lớn giữa bốn bề đá núi điệp trùng được xem là nét chấm phá tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình” và chắc hẳn mỗi du khách đều muốn khám phá nơi đây. Sau khi trải nghiệm ở Thác Trắng, du khách có thể tìm về Làng văn hóa chương trình cộng đồng thôn Tát Ngà (đang được huyện Mèo Vạc triển khai xây dựng theo Đề án thôn phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng NTM) cách đó vài cây số và thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như: mèn mén, vịt đồng, cá ruộng, rượu ngô men lá, thịt treo...
Trong lộ trình phát triển, Mèo Vạc xác định lịch trình
là một trong những hướng đi “mũi nhọn” giúp nâng cao đời sống người dân. Theo nhận định của đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc: “Thác Trắng có tiềm năng lớn về Phát triển Lữ Hành
. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của địa phương trong việc “đánh thức” các tiềm năng chính là việc xây dựng, gắn kết các hành trình, tuyến hành trình và hạn hẹp về kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng”. Mặc dù đến nay, Thác Trắng vẫn đang “ngủ quên” nhưng đây vẫn được xem là điểm đến lý tưởng mà mỗi du khách không nên bỏ qua khi trải nghiệm Cao nguyên đá.
Hà Giang: Thác Trắng – điểm đến lý tưởng
1
0
1
2 bài đánh giá