Các món ăn đặc sắc của Côn Đảo
Bạn đang tự hỏi Đi Trải Nghiệm Côn Đảo có món ăn gì ngon ? Đặc sản có những gì ? Vậy sau đây VietsenseTravel sẽ mách cho bạn 1 số món ăn tuyệt ngon và cũng là các đặc sản số 1 trên Côn Đảo.
1 - Sá Sùng Côn Đảo : còn gọi là trùn biển sống nhiều ở các đụn cát ven biển các tỉnh miền Trung. Khi thủy triều xuống, trong những ngày hè này người dân ven biển xóm chài rủ nhau ra các bãi cát để đào bắt sá sùng về chế biến những món ăn ngon hoặc bán cho các thương lái..
Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Chúng có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg. Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Da thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào thấy mềm và mát. Ruột sá sùng giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi. Sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm. Từ thời xưa, chúng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan. Chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng.
Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Chúng có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn. Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang). Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nõn.
2 - Ốc Vú Nàng : thường sống bám chặt vào thành các ghềnh đá ven bờ biển, chúng mở vỏ cho nước biển lùa vào mang theo những vi sinh vật làm thức ăn cho chúng. Vì thế, người bắt ốc phải ngâm mình dưới nước, có khi phải dùng đèn soi vào tận kẽ đá, hốc đá sâu trong hang để “bắt” ốc. sống bám chặt vào thành các ghềnh đá ven bờ biển, chúng mở vỏ cho nước biển lùa vào mang theo những vi sinh vật làm thức ăn cho chúng. Vì thế, người bắt ốc phải ngâm mình dưới nước, có khi phải dùng đèn soi vào tận kẽ đá, hốc đá sâu trong hang để “bắt” ốc.
3 - Mắm Hàu : là thứ nước chấm bình dân không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đôi khi trở thành món ăn chính trong những ngày biển động. Còn với du khách, trong chuyến đi Côn Đảo, lúc về đất liền thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà cho người thân...thưởng thức. Bên cạnh mắm nhum, mắm hàu sẽ là hương vị khó phai khi du khách thưởng thức những món đặc sản nơi đây. Thịt hàu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như nướng, ăn sống với mù tạt, tái chanh, nấu canh, nấu cháo, đúc trứng... Nhưng có lẽ đặc biệt nhất là nước mắm hàu. Loại nước chấm này mới có mặt ở Côn Đảo từ vài năm nay nhưng đã hấp dẫn đặc biệt khách sành ăn.
4 - Mắm Nhum : ít phổ biến như các loại mắm khác. Không phải nhà nào cũng có mắm nhung, được bán rất ít ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum... Những ai đã từng được thưởng thức món mắm nhum thì sẽ còn nhắc đến hoài. Các món ăn đặc sản tại Côn Đảo có thể kể đến như ốc vú nàng, mứt hạt bàng, trùng biển (sá sùng), mắm hàu,Mắm nhum... cùng với vô số những món ăn ngon được chế biến từ nguồn hải sản vốn phong phú và dồi dào như cua mặt trăng, tôm, ghẹ, cá, ... tươi nguyên được đánh bắt tại vùng biển Côn Đảo để tạo nên nét phong phú trong gu ẩm thực của hòn đảo xinh đẹp này. Một trong những hương vị được xem là quý tộc miền biển, ai đã từng thưởng thức mắm Nhum được cho là một người may mắn và từng trải.
5 - Cua Mặt Trăng : Tên gọi mặt trăng có lẽ bởi trên mai cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi như mặt trăng. Loại cua này có thịt thơm ngon nhất vào kỳ trăng mọc. Điều này hoàn toàn trái ngược với các loại cua khác, thịt thường xốp trong thời kỳ này. Có lẽ đây cũng là nguyên do mà người ta đặt cho nó cái tên cua mặt trăng.
Vỏ ngoài của loại hải sản đặc biệt này khá dày và đẹp. Người ta thường phơi khô và lấy vỏ này trưng trong tủ kính hay bán cho khách thăm quan làm quà lưu niệm. Chính vì vỏ dày như thế nên khi chế biến cần có dụng cụ để bẻ nếu không ta sẽ không cách nào “chế ngự” được vỏ cua. Hầu hết du khách thưởng thức món cua này đều có cảm nhận rằng thịt của nó giống với cua Huỳnh Đế. Có thể chế biến cua theo nhiều cách nhưng thông dụng nhất là luộc. -- Theo các ngư dân tại Côn Đảo, cua mặt trăng thường chỉ xuất hiện theo mùa gió nam.
6 - Gỏi Cá Nhám : Món gỏi cá nhám được chế biến rất tinh tế, thịt cá nhám tươi được lọc riêng biệt, lấy hai phần sống lưng thái miếng, sơ chế giảm vị tanh sau đó đem trộn đều cùng với giềng xay, xả băm nhỏ, nghệ… Phần còn lại của cá nhám có thể đem ăn lẩu. Cá nhám có thể làm được nhiều món khác nữa cùng với món gỏi bởi xương của cá nhám là loại xương sụn, và thịt cá nhám dùng là gỏi chỉ là hai phần thịt ở vai. Ăn kèm với thịt cá trong món gỏi đặc trưng này còn có các loại rau như: ngổ, đinh lăng, mơ hôi… các loại rau củ thái chỉ như: chuối xanh, khế, dứa… Tất cả được cuộn bởi một lớp bánh đa nem ở ngoài, rồi sau đó chấm cùng với nước phỗng nóng hổi, có màu đỏ sẫm, thơm phưng phức. Nếu muốn miếng cá của mình đậm hơn thực khách có thể cho thịt cá vào bát, rưới nước phỗng lên trộn đều rồi sau đó cuộn cùng rau củ.
Đến với .trải nghiệm côn đảo , du khách sẽ có cơ hội ăn uống và thưởng thức nhiều món lạ. Sẽ mang lại cho mọi du khách có một kỳ nghỉ dưỡng thật là vui vẻ và thích thú.
Trên Đây là 1 số đặc sản ở Côn Đảo và còn nhiều nhiều nữa mời các bạn đọc kỳ sau.