Được coi là một kỳ quan của thế giới, nơi mắt thường không thể thấy ngoài không gian, có niên đại hơn 2000 năm lịch sử. Vạn Lý Trường Thành không chạy dài liên tục mà được dựng lên từ hàng loạt các thành trì nằm ở nhiều nơi khác nhau. Thời gian qua đi người ta lại thấy những đoạn thành mới đang ẩn mình trong tự nhiên.
Hôm nay Chương trình Trung Quốc sẽ giới thiệu qua đến du khách một đoạn thành khác của Trường Thành. Nếu đi từ trung tâm đất nước Trung Hoa tiến dân lên Tây Bắc, nơi yên mình trong bề dày của lịch sử là những đoạn thành có niên đại cổ xưa nhất, xa xôi nhất và ít được du khách tới thăm do quãng đường đi khó khăn cùng như nhiều rủi ro gặp phải.
Lan Châu, điểm đầu của chuyến đi, một thành phố phát triển trong cái khí hậu khắc nghiệt khô cằn, lại mang trong mình một thắng cảnh không ngờ tới từ những hệ thống dẫn nước cao lớn. Đây được coi là một công trình cổ có ý nghĩa to lớn tạo nên thành phố này.
Ven theo Trường Thành với một chặng đường không hề ngắn là khu vực thứ hai, ta sẽ tới được sa mạc Gobi. Ở đây, trường thành được giữ gìn khá tốt, ngay dưới là một ốc đảo xanh tươi xua tan cái khí hậu khô rát của sa mạc, một mặt còn là nguồn cấp nước dồi dào cho cả khu vực.
Nhìn từ xa dáng vẻ của chúng thật khác, tường thành đã được khôi phục bằng các phương pháp thủ công. Nếu đứng từ trên nhìn xung quanh bốn phía, xen kẽ giữa các dãy núi, ẩn mình trong thung lũng là cả một quần thể các công trình đền thờ cổ kính. Con số của chúng lên tới 365 tương ứng với 365 ngày trong một năm.
Nơi thứ ba, là nơi đặc biệt trong khu vực Trường Thành này, cũng cần phải hướng tới một hang động tráng lệ rực rỡ ánh đèn, với hàng trăm pho tượng phật cùng các dáng vẻ khác nhau tượng trưng cho từng tính cách. Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến đền thờ Văn Thù Bồ Tát. Theo truyền thuyết của người xưa kể lại, khu vực này là nơi đầu tiên Bồ Tát hạ phàm, khai sáng chúng sinh.
Tiếp tục chuyến hành trình dọc theo Tây Bắc là khu vực thứ tư của Trường Thành, những điều ngạc nhiên đang dần được hé mở. Khu vực này được coi là tiền đồn cuối cùng của nhà Minh, những tòa tháp canh, những khối tường thành được bảo tu xây lại gần như nguyên bản.
Mốc cuối của Trường Thành cũng là biên giới Trung Quốc, nó có một ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ranh giới, bảo vệ ngoại xâm. Uốn lượn trải mình trên khắp đất nước Trung Hoa, đem theo những bí mật về vẻ đẹp mà nó có cũng chính là câu truyện mà Hành trình Trung Quốc gửi các bạn tới thăm.