Nghề dệt lụa được du nhập vào đất nước Campuchia trong thế kỷ 13 và phát triển chủ yếu dọc theo hai bên bờ sông Mekong. Nghề dệt lụa ở Campuchia phát triển mạnh nhất vào những năm 1960, nhưng sau đó giảm rất nhanh do ảnh hưởng chiến tranh. Sau khi người dân giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot năm 1979, đến những năm đầu 1990, nghề dệt lụa ở Campuchia mới được khôi phục lại và phát triển đến ngày hôm nay.
Hiện nay, sản phẩm lụa ở Campuchia không chỉ được dùng để làm khăn, Sarong, những trang phục truyền thống mà còn được các nhà thiết kế ở Campuchia sử dụng để may thành những trang phục hiện đại, tạo nên một bản sắc riêng cho đất nước Chùa Tháp. Những xưởng dệt lụa truyền thống đang được bảo tồn và phát triển để phục vụ chương trình.
Vải lụa ở Campuchia bây giờ mềm hơn, có thể giặt được như các loại vải khác và không phai màu. Hoa văn được thiết kế vừa truyền thống vừa hiện đại có thể sử dụng để may trang phục thường ngày.
Ngày nay du khách đến lịch trình Campuchia rất ưa chuộng lụa truyền thống. Đồng thời họ còn đặt tua thăm quan trực tiếp những làng nghề dệt lụa có truyền thống lâu đời và nổi tiểng nhất Campuchia.Tại đây họ có thể thục nghiệm quá trình sản xuất ra một sản phẩm lụa chất lượng đồng thời chon những tấm lụa ưng ý mua làm quà cho người thân.
Ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia có các cửa hàng bán đủ các loại lụa được dệt khắp mọi nơi trên lãnh thổ Campuchia như lụa Kampong Thom, Kampong Cham, Kampong Speu, Siem Riep và đặc biệt là lụa của tỉnh Takeo, một tỉnh nằm giáp với tỉnh An Giang của Việt Nam, nơi làm ra các loại lụa có chất lượng cao và hoa văn đẹp, đặc sắc của đất nước Chùa Tháp.
Tỉnh Takeo là địa phương có nghề dệt lụa phát triển mạnh nhất ở Campuchia trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Thời điểm đó cả tỉnh Takeo có đến gần 50.000 khung dệt.
Gia đình của bà Kong Sokhon, ở huyện Prey Kro Bas, tỉnh Takeo đã gắn bó với nghề dệt lụa rất nhiều thế hệ. Hơn 20 năm nay, nghề dệt lụa đã tạo thêm việc làmcho nhiều người trong gia đình giúp gia đình bà có điều kiện cải thiện cuộc sống.
Mấy năm gần đây, do nhà máy xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, phần lớn thanh niên bỏ nghề dệt truyền thống chuyển sang làm công nhân, nên số lượng khung dệt giảm xuống khá nhiều. Hiện nay cả tỉnh Takeo còn khoảng 10.000 khung dệt, bằng 1/5 so với những năm 2000.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Lữ Hành , Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng có kế hoạch bảo tồn và phát triển các làng nghề dệt lụa để phục vụ khách thăm quan đồng thời giới thiệu sản phẩm lụa truyền thống ra thế giới.