Đến ngày 21 tháng 7 năm 2007, những nhà phát triển tòa tháp cho biết chiều cao của tòa tháp là 512,1 m, với 141 tầng hoàn thành, vượt qua tháp Taipei 101 (509,2 m (1.671 ft)) để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.
Vào tháng 2 năm 2007, tháp Burj Khalifa đã vượt qua tháp Sears Tower là tòa nhà có nhiều tầng nhất trên thế giới.
Sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc truyền thống của đạo Hồi và kiến trúc hiện đại đã cho ra đời một công trình đứng vững bền lâu trong vùng khí hậu sa mạc khắc nghiệt như ở Dubai. Thiết kế độc đáo này không chỉ giúp giảm tác động của sức gió lên tòa nhà mà còn đem đến cho những người sinh sống và làm việc trong tòa nhà có được một tầm nhìn hiếm có đến những khu vực xung quanh.
Ngày 20 tháng 7 năm 2007, chủ tịch Hội đồng Nhà cao tầng và Chỗ ở đô thị (CTBUH), Antony Wood, đã xác nhận tòa tháp này "đã vượt qua chiều cao tháp Taipei 101 về mặt cấu trúc (bê tông)." Tuy nhiên, ông cũng nói thêm "Chúng tôi sẽ không xếp loại nó là một tòa nhà cho đến khi nó hoàn thành, che phủ và ít nhất mở cửa một phần để kinh doanh để tránh những thứ như dự án Ryungyong. Tháp Taipei 101 do đó vẫn là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi những gì tôi nói ở trên xảy ra." Tháp CN, ở Toronto, Canada, cho đến nay vẫn là cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới với chiều cao 553 m, một chiều cao mà tháp Burj Dubai sẽ vượt qua một thời gian nữa trong năm nay.
Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2008, tháp đã đạt độ cao 636m với 160 tầng.
Đầu năm 2009, ngày 17 tháng 1, tòa tháp Dubai đã đạt độ cao 818 m (2.684 ft)
Ngày 4 tháng 1 năm 2010, công trình này đã được khánh thành với chiều cao 828m, bao gồm 164 tầng.
Các kỷ lục hiện tại (Burj Khalifa)
Tòa nhà với nhiều tầng nhất: 164 (trước đây là Sears Tower - 110)
Tòa nhà chọc trời cao nhất tính đến mái: 512 m (trước đây là tháp Taipei 101 – 449,2 m)
Tòa nhà chọc trời cao nhất đến đỉnh: 512,1 m (kỷ lục trước đó là Taipei 101 - 509,2 m (1.670,6 ft))
Bơm bê tông thẳng đứng (cho một tòa nhà): 512,1 m (trước đây Taipei 101 - 439,2 m)
Ban công quan sát cao nhất thế giới
Thang máy chạy nhanh thứ năm thế giới: 36 km/h hoặc 600m/phút (Sau CTF Finance Centre tốc độ 1200m/phút, tháp Thượng Hải tốc độ 1080m/phút, Taipei 101 tốc độ 1010m/phút và Yokohama Landmark Tower với tốc độ 750m/phút)
Lắp đặt hố thang máy cao nhất thế giới
Chiều cao theo dự án
Chiều cao chính thức theo dự án của tháp Burj Khalifa về mặt chính thức được giữ bí mật do cạnh tranh; tuy nhiên, các số liệu do một nhà thầu đưa ra về dự án thì cho rằng chiều cao của tháp này khoảng 810 m. Căn cứ trên chiều cao này, số lượng tầng lầu có thể ở được dự kiến là 162 tầng.
Với chiều cao 810m và 162 tầng, số tầng nhiều hơn bất cứ tòa nhà chọc trời nào trên thế giới hiện nay, Buji Khalifa đã trở thành một biểu tượng mới của thế giới Ả rập và là tòa nhà cao nhất thế giới và một trong những thành tựu đáng khâm phục của con người cho đến nay.
Bằng tiềm lực kinh tế sẵn có cùng nguồn nhân lực của mình, Dubai đã thành công trong việc xây dựng một kỳ quan kiến trúc hiện đại và áp dụng vào đó những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới.
Lịch sử tăng chiều cao
Dù không được xác nhận, người ta đã đồn đại rằng tháp Burj Khalifa đã trải qua nhiều lần tăng chiều cao kể từ khi bắt đầu. Theo đề xuất ban đầu đây là một bản sao mô phỏng Tháp Grollo được đề xuất cho Melbourne, tháp này đã nhanh chóng được thiết kế lại với một bản thiết kế ban đầu của Skidmore Owings and Merrill (SOM) nhìn thấy ở trên và được thảo luận dưới đây. Theo thiết kế này thì tòa tháp có chiều cao khoảng 705 m. Các thông tin trái ngược nhau nhan nhản về chiều cao chính thức của tòa tháp, which is to be expected considering the building seeks to acquire the designation as the world's tallest structure upon completion in 2009. Một website đã cho rằng chiều cao cuối cùng theo tin đồn là 916 m được đăng tải vào ngày 28 tháng 9 năm 2006 nhưng thông tin này trái ngược với một tin ngày 20 tháng 9 về chiếu cao 940 m của tòa tháp.
Cựu kiến trúc sư của SOM, Adrian Smith, cảm thấy rằng phần đỉnh của tòa nhà lên đến tột đỉnh một cách thanh nhã và ông đã thỉnh cầu và đã nhận được chấp thuận tăng chiều cao của nó đến độ cao theo kế hoạch hiện nay. Đã có tuyên bố dứt khoát rằng sự thay đổi này đã không bao gồm các tầng bổ sung, phù hợp vớ các cố gắng của Smith để làm cho nóc tháp mảnh khảnh hơn. Tuy nhiên, đoạn trên của tháp từ tầng 156 lên phía trên hay từ 585,7 m lên đến nóc sẽ là kết cấu thép, không giống như phần dưới là bê tông cốt thép. Công ty triển khai dự án này, Emaar, đã cho rằng phần kết cấu thép này có thể được nới dài thêm để đánh bại bất kỳ tháp nào về danh hiệu cao nhất; tuy nhiên khi đã hoàn thành, chiều cao tháp Khalifa này không thể thay đổi được.
Khánh thành
Panoramic of Dubai - Nov 2009.JPG
Ngày 4 tháng 1 năm 2010, tiểu vương quốc Dubai khánh thành tòa nhà Burj Khalifa. Những đợt pháo bông màu sắc rực rỡ vọt lên bầu trời và rơi xuống kiến trúc khổng lồ sau khi tòa nhà được chính thức khánh thành bởi lãnh tụ Dubai, Sheikh Mohammad bin Rashed al-Maktoum. Những tay nhảy dù mang các màu đỏ, xanh lá cây, đen và trắng của tiểu vương quốc sau đó chạm đất giữa lúc một chức chân dung khổng lồ của Sheikh Khalifa được dựng trên một bức tường bên ngoài của kiến trúc mà việc xây dựng tốn kém tới 20. tỷ đô la. Dubai hy vọng việc khai trương Burj Khalifa - kiến trúc mới nhất trong một loạt các dự án khổng lồ - sẽ đánh bóng một hình ảnh bị hoen ố vì nợ nần.
Ngọn tháp nhọn, được nhà xây dựng nó mô tả như một "thành phố thẳng đứng" khi nó làm lu mờ các tòa nhà chọc trời hiện hữu, nâng cao các giới hạn mới về thiết kế và xây dựng. Một thiết kế hình chữ Y xoắn ốc được sử dụng để chống đỡ lõi của ngọn tháp, hẹp dần khi nó vươn lên cao. Lên cao nữa nó trở thành một kiến trúc bằng thép mà trên cùng là một hình chóp khổng lồ. Lễ khánh thành ngọn tháp diễn ra giữa lúc Dubai chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ nần nghiêm trọng, gây ra bởi việc vay mượn khổng lồ của một số các công ty nhà nước để tài trợ các dự án bất động sản hùng vĩ.
Dubai thoát trong gang tấc thảm họa tài chính vào tháng 12 năm 2009 khi nước giàu có láng giềng Abu Dhabi tung ra chiếc phao cứu sinh 10 tỷ đô la vào phút chót để trả nợ tới hạn trả của Dubai World. Nhóm này khởi sự những cuộc thương lượng với các chủ nợ với hy vọng đạt được một thỏa thuận về tái xây dựng một món nợ tích lũy khoảng 22 tỷ đô la mà những chi nhánh gặp rắc rối của nó gây ra. Nợ nần tổng cộng của Dubai, phần lớn là nợ của các công ty do nhà nước làm chủ, lên tới 100 tỷ đô la.
Xây dựng
Toà tháp được xây dựng bởi Samsung Engineering & Construction, tập đoàn cũng xây dựng the Petronas Twin Towers và Taipei 101. Samsung Engineering & Construction xây dựng tòa tháp liên doanh với Besixtừ Bỉand Arabtec từ UAE. Turner là quản lý dự án chính của công trình. Tòa nhà được xây dựng vào năm 2004
Kết cấu chủ yếu của công trình là bê tông cốt thép. Putzmeistertạo ra một máy bơm bê tông mới, áp suất cực cao, the BSA 14000 SHP-D, cho dự án.Trên 45,000 m3 (58,900 cu yd) bê tông, nặng hơn 110,000 tấn được dùng để đổ móng bê tông cốt thép, dùng cho 192 cọc; mỗi cọc kích thước 1.5 m bán kínhx 43 m dài, chôn sâu hơn 50 m (164 ft). Xây dựng tháp Burj Khalifa dùng khoảng 330,000 m3 (431,600 cu yd) bê tông và 55,000 tấn thép, xây dựng tốn khoáng 22 triệu giờ công. Bê tông mật độ cao và tính thấm thấp được sử dụng cho móng của Burj Khalifa. Hệ thống bảo vệ Ca tốt dưới đệm được sử dụng để tối thiểu thiệt hại ăn mòn hóa học trong nước ngầm. Tháng 5 năm 2008, Putzmeister bơm bê tông đạt kỷ lục thế giới mới 606 m (1,988 ft), tầngt thứ 156. Ba cẩu thấp được sử dụng trong suốt quá trình, có khả năng nâng 25 tẩn tải. Phần còn lại phía trên được xây dựng bằng thép nhẹ.
Burj Khalifa is highly compartmentalised. Tầng trú ẩn với áp suất và điều hòa không khí được đặt mỗi 35 tầng là nơi trú ấn trong trường hợp cháy khẩn cấp.
Hỗn hợp bê tông đặc biệt được làm để chịu áp lực cực cao từ khối lượng khổng lồ của tòa nhà. CTLGroup, working for SOM, tiến hành thử nghiệm từ biến và nứt quan trọng cho phân tích kết cấu công trình.
Nguồn: Sưu tầm