Thông tin hữu ích khi Đi Thăm Quan vùng núi Tây Bắc

 

Trong loạt bài chia sẻ kinh nghiệm Đi Trải Nghiệm hôm nay VietSense Travel sẽ chia sẻ với các bạn Kinh Nghiệm Khám Phá Tây Bắc đến với vùng đất Núi non hùng vĩ, những bản làng hiền hòa thơ mộng, những thửa ruộng bậc thang kỳ ảo, những nụ cười rạng rỡ... tất cả đã làm nên một Tây Bắc vô cùng quyến rũ. Vẫn biết rằng xuân sẽ đến nhưng sao ta vẫn cứ chờ, cứ đợi. Ta đợi hoa đào, hoa ban, ta đợi cánh én từ phương nam xa xôi trở về quê hương xây tổ ấm, ta đợi chuyến tàu đang từ ga Mùa Đông đi tới ga Mùa Xuân đón ta vào hành trình mùa xuân...

Dù đang hoa niên hay đã trung niên ta vẫn không khỏi bồn chồn mong đợi thấp thỏm, " Tây Bắc mùa nào cũng đẹp, thơ mộng và đam mê đến nao lòng. Nhưng mùa xuân với sức sống mãnh liệt đậm sức hoang sơ của cảnh vật và con người đưa ta phiêu du về một vùng đất cội nguồn thấm đượm màu huyền thoại. Xuân Tây Bắc không rực rỡ ánh đèn màu và các gian hàng sang trọng đắt tiền như vùng đô thị mà đi vào chiều sâu của không gian và thời gian, của cảnh vật và lòng người, cứ lạ lẫm nguyên sơ háo hức. Đấy là những triền núi, những sườn đồi bung nở hoa ban. Hoa ban trắng trinh bạch dịu dàng, hoa ban đỏ nồng nàn đằm lắng tất cả đã làm nên một Tây Bắc vô cùng quyến rũ, là một nơi đầy lý tưởng cho những ai thích cảm giác phượt nơi vùng cao này.

 

Thông tin hữu ích du lịch tây bắc

Nên Đi Thăm Quan Tây Bắc thời điểm nào?

Mỗi mùa Tây Bắc có một nét đẹp riêng, nhưng có hai mùa trong năm Tây Bắc mới thực sự đẹp nhất, rực rỡ nhất, đó là mùa Xuân và mùa Thu. Mùa Xuân vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 âm lịch.
 
Thời điểm này, hoa ban, hoa mận, hoa đào... những loại hoa đẹp nhất của núi rừng Tây Bắc đua nhau bừng nở. Đây cũng là mùa đồng bào các dân tộc Tây Bắc tổ chức lễ hội, ca hát, vui chơi, trang phục màu sắc, rực rỡ nhất...
 
Tháng 10 là thời điểm Tây Bắc vào thu, những thửa ruộng bậc thang óng ả một màu vàng đẹp như tranh. Nắng thu Tây Bắc cũng nồng nàn và đượm màu hơn các vùng đất khác. Chợ phiên Tây Bắc thường diễn ra vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Đó là dịp để bạn có thêm những trải nghiệm khó quên. Màu sắc, âm thanh cuộc sống của các phiên chợ vùng cao là điều tuyệt diệu không thể bỏ qua.
 
Đi Trải Nghiệm ở tây bắc như thế nào?
 
Hà Nội ngày này thời tiết bỗng đẹp lạ (1 bác người Hà Nội nói thế), trời có mưa lất phất và hơi bàng bạc, dễ chịu. Người Hà Nội nó gặp cũng rất dễ thương và thân thiện. bạn sẽ ngạc nhiên hết sức vì người Hà Nội bạn gặp không như những gì bạn được nghe kể ...
 
Những ngày rong ruổi Tây Bắc theo hai cung đường: quốc lộ 6 qua cao nguyên Tây Bắc và vòng về dọc theo dãy Hoàng Liên Sơn theo quốc lộ 32, hơn 1.700km đường Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ là một món quà tuyệt vời của thiên nhiên dành cho những khách đến Tây Bắc như chúng tôi.
 
Rời thủ đô Hà Nội đi về phía Hà Tây, qua Hòa Bình, dốc Cun "mở hàng" đón chúng tôi trên quốc lộ 6. 12km đường đèo của dốc Cun ngoằn ngoèo uốn lượn, dốc chồng dốc và lên dần, lên dần.
 
Đèo dốc Tây Bắc
 
Sau đoạn đường hơn 70km từ Hà Nội lên Hòa Bình khá yên ả, lúc này bác tài phải liên tục điều khiển xe ngoặt theo những con dốc. Trời còn khá sớm nhưng qua hơn chục cua "ống tay áo" dốc Cun, một bên ôm sát núi bên kia là vực, mây nhè nhẹ trên đỉnh đầu, tai ai cũng ù đi. Những vách núi thưa dần, những khoảng xanh ngát của những cánh đồng lúa đầu mùa mở rộng dần đón những người khách từ phương Nam.
 
Chưa kịp trở mình sau khi qua dốc Cun, đèo Thung Khe, Thung Nhuối nối tiếp nhau xuất hiện những khúc cua chóng mặt mới. Đến đỉnh đèo Thung Khe, hơn chục "gian hàng" vốn là những chiếc bàn được ghép lại từ những cây gỗ xù xì bày bán mía, cơm lam, rêu đá, rau rừng... Chỉ vài thân cây trần trụi làm giá treo những nhánh lan rừng, hoa lạ của bà con dân tộc Mường, nhưng lại là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách qua đây. Tại "khu chợ" mini này, ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, chúng tôi vừa trải mắt ngắm toàn bộ thung lũng dưới chân đèo, đưa mặt đón những đợt gió mát lồng lộng, vừa nhâm nhi một thanh cơm lam với muối và tráng miệng bằng thanh mía ngọt lịm... 
 
Qua cung đường lịch sử
 
Sau một đêm làm bạn ở Bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), vẫn theo quốc lộ 6 chúng tôi tiếp tục lên đường. Hơn 200km từ Hòa Bình qua Sơn La, ba con đèo Mộc Châu, Chiềng Đông và Chiềng Pấc chỉ như những bài thực
 
hành nhẹ nhàng sau đoạn đường của ngày hôm qua. Đến ranh giới giữa Sơn La và Điện Biên, đèo Pha Đin đúng là cuộc thử thách cam go trước khi chúng tôi hoàn thành những kilômet đường cuối cùng trên quốc lộ 6. Tiếng địa phương Pha Đin (hay còn gọi là Phạ Đin) có nghĩa là trời, đất, như nói rằng đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
 
Ở độ cao khoảng 1.600m với 32km đường nhiều dốc quanh co trải dài trên địa phận Sơn La và Điện Biên, Pha Đin như một chú rắn khổng lồ treo mình giữa một bên núi, một bên là vực sâu thẳm và là đèo nguy hiểm bậc nhất ở núi rừng Tây Bắc này. Đèo lượn qua những thung lũng xanh ngát, núi non chập chùng với con đường đất đỏ dài uốn lượn qua núi đồi...
 
Pha Đin gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954, khi ta tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tướng Pháp De Castries đã dùng máy bay oanh tạc đường số 6 suốt 48 ngày đêm ròng rã. Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - NV) là hai nơi hứng chịu nhiều bom đạn đổ xuống. Đứng trước tấm bia trên đỉnh Pha Đin ghi lại dấu ấn lịch sử,Bạn sẽ như cảm nhận được phần nào không khí hào hùng của năm tháng lịch sử ấy.
 
Từ chân đèo Pha Đin, TP Điện Biên chỉ còn khoảng 80km. 54 năm trước, đây là con đường mà đồng bào cả nước tiếp sức cho Điện Biên chiến đấu. Hôm nay, chúng tôi theo lại con đường ngày xưa về Điện Biên. Đường về Điện Biên xanh ngát những cánh đồng lúa, những mái nhà nhỏ đơn sơ trải dài đến tận lưng chừng đồi, những cây cầu tre mềm mại vào tận bản. Mặt trời sắp lặn sau dãy núi xa tít, chúng tôi dừng chân cách TP Điện Biên 67km để ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp của buổi chiều tà, của từng khoảnh khắc mà mặt trời "trốn vào sau núi" như lời mấy em nhỏ người Tày, những người bạn mới của chúng tôi.
 
9g đêm chúng tôi mới đến được TP Điện Biên. Nghỉ đêm ở Điện Biên và dành cả ngày thứ ba của hành trình để tham quan hầm De Castries, đồi A1, khám phá hang Pa Thơm (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên).
 
Những điểm khám phá ở Tây Bắc không thể bỏ qua?
 
miền đất hứa Của dường như càng nhộn nhịp mỗi độ thu sang. Trùng trùng điệp điệp là núi 'vàng', là mây trắng, là những lễ hội không thể bỏ qua... Nếu bạn muốn ngắm một 'mùa vàng' mà ngại đi xa hãy lên Tây bắc, hãy đến với Sapa (Lào Cai), với Tú Lệ, Mù Cang Chải (Yên Bái), Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình)... 
 
Tây Bắc - miền đất hứa Của dường như càng nhộn nhịp mỗi độ thu sang.
 
Nói là  xa nhưng quả thật Tây bắc bây giờ đã gần hơn rất nhiều, đường xá và phương tiện đi lại đã quá thuận lợi, chỉ cần 2-3 ngày cuối tuần, bạn có thể đi và mang về rất nhiều điều thú vị.
 
trải nghiệm Mù Cang Chải: Mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp
 
Mù Căng Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, cách Hà nội chừng 300km về phía Tây Bắc. Những năm gần đây, địa danh Mù Căng Chải đã trở nên gần gũi và nổi tiếng hơn với khách thăm quan “bụi” trong và ngoài nước. 
 
Mù Cang Chải Mùa Lúa Chín
 
Quốc lộ 32 chạy dọc theo những sườn núi hun hút gió, con suối đỏ ngầu cuộn chảy, chạy qua nhưng đồi thông và nhưng thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, ngút ngàn lên tận lưng chừng trời.Thị trấn Mù Căng Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi, còn khá nghèo. Đến Mù Căng Chải, du khách đừng quên thưởng thức món gà đồi và món thịt lợn gác bếp rán rất ngon và ngọt cũng như những bát cơm lúa mới dẻo thơm.
 
Sự hùng vĩ của núi rừng, cảnh đẹp cũng những cánh đồng lúa bạt ngàn ở thung lũng Mường Lò (Nghĩa Lộ), mùi thơm ngào ngạt của nếp Tú Lệ và sự kỳ vĩ của những kiệt tác ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải sẽ làm bạn quên hết những khó nhọc trên đường đi. Đến Mù Căng Chải, bạn nên leo đồi để ngắm ruộng, cùng người Mông gặt, tuốt lúa mùa mới.
 
Luy ý cho bạn: 
 
-Bạn nên bắt xe lên Yên Bái, nghỉ một đêm tại thành phố rồi đi xe liên huyện tới Mù Cang Chải (giá vé trung bình từ 70.000 đồng/người tới Yên Bái, 80.000 đồng/người tới Mù Cang Chải).
 
-Các điểm đi nên dừng chân: Thung lũng Mường Lò (tại Nghĩa Lộ), Tú Lệ (tại Văn Chấn), đèo Khau Phạ
 
 -Không nên mua mật ong rừng vì khó có hàng thật, nên mua cốm, gạo nếp tan tại Tú Lệ (giá từ 15.000 đồng/kg)
 
 -Tại Mù Cang Chải có nhà nghỉ Hằng béo, Tú Thanh, nhà nghỉ huyện ủy (giá từ 100.000-150.000 đồng/phòng).
 
 -Bạn nên thưởng thức món...thịt lợn luộc ở đây vì nó là thịt lợn nuôi tự nhiên, rất ngọt và thơm. Món thịt nướng lá dong của người Thái, thịt trâu gác bếp.
 
chương trình Sapa: địa danh lịch trình Tây bắc nổi tiếng nhất cũng có một mùa thu vàng với đồng ruộng, 
 
Sapa lành lạnh với sương mù và mưa. Mưa nhỏ nhưng kéo dài, đủ làm ướt áo người. Sương trắng bao phủ thị trấn như chiếc khăn voan quấn lên đầu người sơn nữ. Nhà thờ đá chìm trong sương, nhưng nhìn lên đỉnh chóp vẫn thấy lấp ló một khoảng trời xanh thẳm. Mưa, du khách có dịp che ô dạo phố, ngắm những gùi măng non hay thổ cẩm sặc sỡ ven đường. Mưa, khách có thể cuốc bộ trên những con đèo hun hút để cảm nhận chút bình yên ở những bản làng người Mông, người Dao...
 
 
Thông tin hữu ích khi đi Du Lịch Tây Bắc - Ảnh 3
 
Bạn có thể chọn thác Bạc, cầu Mây và Bãi Đá Cổ làm điểm đến. Dọc đường đèo Ô Quy Hồ đi thác Bạc là những đồi su su xanh mướt, sương đọng trên quả giống như những hạt ngọc. Bên dưới đèo là thung lũng cỏ cây đã ngả màu vàng, thấp thoáng trong màn sương và mây trắng bao phủ. Vì là mùa thu nên dòng thác Bạc đổ nước ầm ầm, mạnh mẽ, lẫn trong sương và hơi nước mờ ảo. Nước tuôn xối xả, đứng từ xa có cảm nhận như một dải lụa trắng ở độ cao ngàn mét đang tung bay trước gió. 
 
Sapa mùa thu, có lẽ ấn tượng nhất là dọc đường đi cầu Mây, bãi đá cổ. Xe đến địa phận Tả Van sẽ bắt gặp thung lũng Mường Hoa. Vào mùa này, thung lũng trở thành một trong những điểm đến đẹp nhất vùng Tây Bắc. Đứng từ trên đỉnh đèo, có thể ngắm những ruộng lúa bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp đang ngả dần từ sắc xanh sang sắc vàng. Điểm trang cho bức tranh vựa lúa Tây Bắc là những mái nhà sàn liêu xiêu, ấm áp trong khói chiều. Trên những con đường uốn cong dưới thung lũng, những bóng người Mông bé nhỏ, lặng lẽ gùi hàng… Cảnh vật và con người trong chiều thu làm bức tranh sơn cước trở nên hùng vĩ, thơ mộng và lãng đãng buồn. Với những loại hoa tỏa sắc và với cái khí lành lạnh đặc trưng nơi đây.
 
Luy ý cho bạn:
 
- Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Bạn có thể đi bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy.
 
- Phương tiện phổ biến nhất để đi đến Sapa đó là những chuyến xe lửa họat động vào ban đêm chây từ ga Hà Nội đến ga Lào Cai. Xe lửa chạy từ khỏang 19h đến 22h30 mỗi tối.  Bạn sẽ mất khỏang 8 tiếng rưỡi mới đến ga Lào Cai. Sau đó phải chuyển sang xe hơi, xe tải mini để đi từ Lào Cai đến Sapa. 
 
- Nếu đi se khách thì hơi bất tiện vì đường khá xóc và không bằng phẳng lắm.
 
- Khi đến Sapa, bạn có thể thuê xe để tự do đi lại khám phá hay tham quan những bản làng và những nơi lân cận. Bạn nên thuê xe jeep hoặc xe gắn máy để có thể đi lại thuận tiện.
 
hành trình Mộc Châu mùa hoa cải trắng.
 
Có người nói, Mộc Châu quê tôi chỉ kém Đà Lạt ở cái tiếng, cảnh sắc và khí hậu thì không hề thua kém gì. Trái lại còn có phần nổi trội hơn vì phần nào giữ được nét hoang sơ, mộc mạc.
 
 
Thông tin hữu ích khi đi Du Lịch Tây Bắc - Ảnh 4
 
Mùa thu ở Mộc Châu cũng tràn ngập sắc vàng, sắc lá đỏ của cây trong rừng trút lá. Có rất nhiều điểm đến thú vị cho bạn lựa chọn. Những cánh đồng cỏ bạt ngàn với đàn bỏ nhẩn nha gặm cỏ trong thị trấn Nông trường Mộc Châu. Tại đây bạn có thể thử làm công nhân vắt sữa bò, cắt cỏ cho bò ăn, dựng trại nghỉ đêm giữa cánh đồng mênh mông, thưởng thức món bê chao thơm lừng…
 
Hoặc có thể ghé thăm thác Dải Yếm, cách trung tâm thị trấn trên 10 km. Không hoành tráng và nổi tiếng như nhiều thác nước khác ở khắp mọi miền tổ quốc nhưng thác Dải Yếm có một vẻ đẹp rất lạ. 
 
Nước từ khe nói chảy ra dòng suối Vắt gặp bức tưởng đá vôi lớn bị chặn lại, nước tràn ứ lên, chảy ngược lại về phía bờ thấp hơn rồi đổ xuống phía dưới tạo thành thác nước. Chính bởi vậy, thác tự như một dải yếm tầng tầng lớp lớp quyến rũ du khách.
 
Luy ý cho bạn:
 
- Mộc Châu đẹp nhất là những ngày đầu đông khi các loài hoa đua nhau khoe sắc và mùa xuân – mùa của hoa mận hoa đào.  Các món đặc sản tại Mộc Châu có bánh sữa, sữa chua, sữa tươi, kẹo lạc, chè San Tuyết, nhụy hoa, mật ong…
 
- Bạn có thể thưởng thức các món ăn ngon tại quán 64, quán 70 trên đường quốc lộ hoặc ngay trong khách sạn bạn ở. Các khách sạn tại Mộc Châu như khách sạn Công Đoàn, nhà nghỉ Hương Sen…có giá 150.000/phòng/2 giường.
 
Những điều cần ghi nhớ?
  1. Trừ vài điểm đến đã được "trải nghiệm hóa", nhiều vùng đất dọc theo cung đường Tây Bắc còn khá hoang sơ, người dân chân chất hiền lành, khi đến đây, bạn phải tuyệt đối tôn trọng văn hóa của người bản địa.
  2. Không đùa cợt quá mức, không trêu chọc các em gái địa phương, không cười nói ồn ào khi vào các bản làng vì sẽ làm phiền dân bản, không chụp ảnh họ nếu họ không cho phép hoặc có ý không vui.
  3. Nếu bạn thân thiện, gần gũi, tôn trọng người bản địa, bạn sẽ nhận lại được những điều như vậy. Có khi bạn còn được mời vào nhà chơi và trò chuyện với chủ nhà. Dù muốn tìm hiểu đời sống của người dân, bạn cũng không nên dòm ngó quá mức vào các góc trong nhà, đặc biệt không ngó nghiêng vào chỗ ngủ của gia chủ.
  4. Phải xem kỹ bản đồ về đường đi trước khi lên đường. Không nên đi cung đường này theo kiểu ngẫu hứng, sao cũng được. Để có một chuyến đi an toàn cho bản thân bạn, và không ảnh hưởng đến người khác, cần chuẩn bị cẩn thận mọi thứ. Phải tính toán hành trình mỗi ngày để đi và đến an toàn.
  5. Phải bảo vệ phương tiện di chuyển của mình, khi thấy có đoạn khó đi cần xuống xe quan sát trước khi vượt qua. Phải làm chủ vận tốc xe trong mọi tình huống. Khi thấy mệt nên tìm chỗ an toàn dừng lại nghỉ ngơi, không đi cố...
  6. Nên dự trữ thức ăn trên xe như bánh ngọt, chocolate, vài loại trái cây như táo, mận, cam.. phòng khi đói bụng mà không gặp hàng quán dọc đường. Luôn mang theo áo ấm dù đi cung đường này vào mùa Đông hay mùa Hè.
  7. Và đừng quên mua nhiều kẹo, bánh để sẵn trong xe vì bạn có thể gặp trẻ em ở bất cứ nơi nào trên đường và món quà tuyệt vời nhất cho lũ trẻ vùng cao chính là bánh, kẹo. Nhìn lũ trẻ vui cười hớn hở với những chiếc kẹo xinh xinh, chuyến đi của bạn sẽ thêm trọn vẹn và ấm áp hơn.
Kinh nghiệm mua đặc sản Tây Bắc.
  • Nên mua đặc sản: Gạo nếp nương Tú Lệ: Khoảng 15.000VND/kg. Mua cốm, mua gạo điện biên, mua rượu táo mèo, rượu sâu chít, mua mận, mơ, xoài ở đây
  • Những món ngon nên thưởng thức:
  • Thưởng thức nếp nương, gà, lợn cắp nách,
  • Đồ nướng sapa, rau của quả sapa
  • Cá hồi, cá tầm

 

Thông tin hữu ích khi đi Du Lịch Tây Bắc

Thông tin hữu ích khi đi Du Lịch Tây Bắc
1 0 1 2 bài đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương