Hutong như một nét điểm xuyết nhưng không thể thiếu trong tổng thể khu bảo tồn di tích văn hoá cổ xưa của Trung Hoa. Nó là biểu hiện cho sự dung dị, đời thường bên cạnh sự hoành tráng, đế vương của Cố Cung.
Nét cũ, hồn xưa vẫn còn nguyên ở những con ngõ phố Hutong Nếu như Bắc Kinh có lịch sử kinh đô cổ hơn 800 năm thì khu vực phố cổ nằm ở trung tâm thành phố, rộng hơn 60km2 này là biểu hiện rõ nét nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô. Đến nay nhiều đường và ngõ cổ xưa cũng như tứ hợp viện (một kiểu kiến trúc cổ theo hình vuông, 4 mặt đều là những gian nhà ngói, có cổng vào với cấu trúc độc đáo) vẫn được gần như giữ nguyên.
Theo như nhiều người dân Bắc Kinh thì phố cổ Hutong xuất phát từ tên gọi từ tiếng Mông Cổ để giải thích. Nên rõ ràng, đó đều là phiên âm của tiếng Mông Cổ. Theo khảo cứu thì “hutong” nghĩa là cái giếng.
Những ngôi nhà nằm lặng lẽ trrong bóng hoàng hôn cô tịch.
Nếu du khách Đi Trải Nghiệm Trung Quốc, du khách sẽ cảm nhận cuộc sống của người dân phố cổ lúc nào cũng chầm chậm, khoan thai. Có lẽ Hutong là một trong những con phố cổ hiếm hoi còn sót lại ở đất Bắc Kinh hiện đại và hào nhoáng. So với khu phố cổ Hà Nội, thì Hutong có lẽ rộng lớn hơn gấp nhiều lần, ở đó cũng có những cái tên phố rất đời thường như Chợ than, Chợ gạo, Chợ dê, Chợ cá tươi… Nó tự như phố Hàng Gà, Hàng Giầy, Hàng Điều... ở phố cổ Hà Nội.
Có những món ăn cổ mà chỉ ở đây mới có. Rẽ từ đường chính để vào ngõ phố cổ lập tức, tiếng xe cộ ầm ầm sẽ không còn nữa mà nhường lại cho một không gian tĩnh lặng, yên bình, chỉ có những chiếc xe đạp của người dân đi kẽo kẹt trên phố, thi thoảng vài tiếng chuông leng keng... Người dân trong phố cổ cũng tựa như người dân ở phố cổ Hà Nội vậy, mọi thứ sinh hoạt đều chầm chậm, khoan thai.
Ở đây cũng có đủ những món ăn dân dã mà khó có thể tìm thấy ở hiệu ăn trên các con phố hiện đại Trung Hoa Những ngôi nhà nằm lặng lẽ trrong bóng hoàng hôn cô tịch. Nét đặc sắc của khu phố cổ là cả khu được chia ra thành các ô bàn cờ lớn, sau đó chia nhỏ dần nhỏ dần thành các con hẻm chạy từ Đông sang Tây. Dọc theo con đường ngang ấy là những cổng phố, đền đài, miếu mạo, những cây cầu đá bắc qua sông...
Với những thanh niên trẻ thì Hutong giống như một trong những điểm khám phá thú vị về truyền thống văn hoá dân tộc, còn với những người đứng tuổi Trung Quốc thì mỗi lần đến Hutong, là họ lại có dịp hoài niệm lại một thời đã qua, thời mà những vật đang hiển hiện ở đây chính là những thứ từng nâng đỡ, nuôi sống họ từ thời ấu thơ, trai trẻ... Bóng xưa, lối cũ, hồn thu thảo...
Đến Hutong, du khách Trung Quốc như được sống về thời mấy trăm năm về trước.
Có lẽ vì sự độc đáo và thú vị của khu nên chính quyền thành phố Bắc Kinh đã quyết định cho bảo tồn diện mạo lịch sử văn hóa phố cổ. Chính quyền đã bỏ ra khoảng hơn 1 tỷ nhân dân tệ để tu sửa 40 ngõ cổ, cải tạo 1.400 tứ hợp viện, các điểm thăm quan quan trọng trong khu vực bảo tồn cổ vật, đồng thời bảo tồn di chỉ lịch sử và cải thiện điều kiện cư trú của người dân thành phố...