chương trình Huế du khách sẽ đến với mảnh đất Cố Đô nơi sơn thủy hữu tình. Tọa lạc hai bên bờ sông Hương là di sản văn hóa thế giới thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế. Huế sở hữu những di tích lịch sử có giá trị cao nằm trong Quần thể di tích Cố Đô Huế như Kinh Thành Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Trường Quốc Học. lịch trình
Huế cũng là chiêm ngưỡng các thắng cảnh như núi Ngự Bình, bãi biển Thuận An, bãi biển Lăng Cô và phá Tam Giang. Nhã nhạc cung đình là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Huế.
Khi nói đến Huế chặc bạn không còn xa lạ với những cái tên đang quen thuộc như cung điện, đền đài mang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng. Nếu có dịp bạn sẽ một lần hành trình Huế để tận mắt nhìn thấy những bằng chứng sinh động của triều đại phong kiến cuối cùng. Không những thế, nét dịu dàng thư thái và cuộc sống chậm rãi nơi đây cũng được nhiều người yêu thích.
Phương tiện di chuyển khi Đi Thăm Quan
Huế:
Máy bay: Từ TP.HCM và Hà Nội đến Huế với nhiều hãng như Vietnam Airlines, VietjetAir, Jetstar giá vé khoảng từ 900.000 đồng/chiều.
Tàu hỏa (Xe lửa): Từ TP.HCM và Hà Nội cũng có tàu đến Huế. Nếu các bạn thời gian không quá bận rộn và muốn trải nghiệm cảnh đẹp trên đường đi thì nên chọn phương tiện này.
Giá vé từ Hà Nội đi Huế: 350 – 700.000 VNĐ tùy thuộc vào các loại ghế.
Giá vé từ Sài Gòn đi Huế từ: 400 – 1.100.000 VNĐ tùy thuộc vào các loại ghế.
Xe khách: Xe khách đi Huế thường là xe Bắc – Nam giường nằm. Giá vé và chất lượng không chênh lệch nhau nhiều, bạn có thể tham khảo giá vé của các hãng: Hoàng Long, Phương Trang, TheSinhlịch trình
ist,…
Lưu ý: Nên mua trước, hoặc gọi điện trước cho nhà xe để tránh tình trạng hết vé. Hoặc lên xe bị nhồi nhét.
Phương tiện di chuyển trong nội thành Huế:
-Bạn có thể thuê xe máy để di chuyển và khám phá trải nghiệm Huế. Gía thuê từ 99-100.000 đồng/xe/ngày. Tham quan Đại Nội thì nên thử xích lô để cảm nhận hết nét mộc mạc, bình dị ở đây.
Đi thuyền ngắm sông Hương: Ngồi trên thuyền, lênh đênh trên sông nước, thưởng thức những khúc ca Huế và thả hoa đăng, du khách mới có thể thấm dần những hương vị, âm sắc của Huế. Muốn thuê thuyền để đi trên sông Hương kết hợp nghe ca Huế bạn liên hệ về Ban quản lý bến thuyền
Hiện nay, chương trình bằng thuyền rồng trên sông Hương có các tuyến với mức giá như sau:
– Huế – Linh Mụ: 70.000 đ/1 chuyến/1 thuyền đơn ( 140.000 đồng/ 1 thuyền đôi)
– Huế – Ðiện Hòn Chén : 99.000 đ/ 1 chuyến/ 1thuyền đơn (198.000 đồng/ 1 thuyền đôi)
– Huế – Lăng Minh Mạng: 135.000đ/1 chuyến/ 1 thuyền đơn ( 270.000đồng/ 1 chuyến/ 1thuyền đôi)
– Huế – Bao Vinh: 55.000 đồng/ 1h/ 1 thuyền đơn
Những địa điểm bạn nên biết trước khi Đi Trải Nghiệm Huế:
Đại Nội: Hoàng thành nằm bên trong kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé qua khi đến Huế. Sau hơn 100 năm, những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu nhưng vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình phong kiến một thời. Đại Nội khá rộng, bạn nên dành thời gian khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày để khám phá hết.
Nghe ca trù trên sông Hương: Dòng sông Hương thơ mộng cũng là niềm tự hào Của
Huế. Buối tối, khi trời mát mẻ, bạn có thể mua vé, tầm 50K, để lên thuyền nhìn ngắm kinh thành cổ trong đêm và nghe những giai điệu đưa bạn quay về quá khứ hàng trăm năm trước.
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế: là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ dùng cổ, áo mão và đồ ngự dụng của vua chúa đời nhà Nguyễn. Kiến trúc được giữ theo lối cung đình đẹp mắt.
Các lăng tẩm: Đi Thăm Quan
Huế không thể không tận mắt đến xem các công trình cổ xưa huy hoàng này. Các lăng tẩm của các đời vua ở Huế đều có nét riêng và những câu chuyện lịch sử thú vị. Tuy nhiên các lăng tẩm thường cách xa nhau và không nằm trong trung tâm thành phố. Đến đây bạn có thể thuê taxi hoặc thuê xe tự lái (khoảng 250.000) cho 1 chương trình thăm quan các lăng tẩm như Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định.
Điện Hòn Chén: Cụm di tích Của
Huế gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây. Điện Hòn có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19.
Chùa Thiên Mụ: Danh thắng không thể bỏ qua trong Hành Trình khám phá
Huế. Được xây dựng từ những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ thu hút nhiều du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ. Để đến Chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo sông Hương, vô cùng lãng mạn.
Đồi Vọng Cảnh: Nằm cách thành phố khoảng 7 km. Từ Đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn và dòng sông Hương chảy ngang thành phố.
Núi Ngự Bình: Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng thứ hai của tạo hoá tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của xứ Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Từ trên núi có thể phóng tầm nhìn ra khắp các địa danh nổi tiếng và cảnh thiên nhiên thơ mộng xung quanh.
Núi Bạch Mã: Nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Như thác Ðỗ Quyên cao 400m, hững ngày hè, hai bên bờ thác, hoa Ðỗ Quyên nổ rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Ở trung tâm khu nghỉ mát có ngọn thác Bạc cao 10m, rộng 40m. Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách còn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm.
Biển Lăng Cô, Biển Thuận An, biển Cảnh Dương: Những bãi biển hiền hòa xứ Huế luôn nằm trong top các bãi biển đẹp nhất miền Trung, nơi tập trung nhiều khách thăm quan Huế.
Đầm Lập An: Cách Huế khoảng 70 km về phía Nam, nằm dưới chân đèo Hải Vân, thiên nhiên đã ban tặng cho đầm Lập An một con đường uốn lượn chạy quanh đầm như dải lụa mềm mại.
Đầm Cầu Hai: Không nổi tiếng như đầm Chuồn hay đầm Lập An, đầm Cầu Hai nép mình bên trục đường quốc lộ 1A, chạy dài từ Cầu Hai về đến chân đèo Phú Gia. Đầm Cầu Hai mênh mông như biển, hứng nước từ các con sông ở Thừa Thiên Huế nên chuyển từ ngọt sang lợ vào mùa khô.
Suối Voi: Từ thành phố Huế chạy về phía Nam 60 km, ngang địa phận Thừa Lưu, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, du khách sẽ đến suối Voi, một con suối với nhiều ngọn thác lớn tuôn ra dưới một cánh rừng nguyên sinh khá dày thảm thực vật.Suối được đặt tên là Suối Voi, vì tại đây có một tảng đá hình y hệt một con voi đang thả vòi uống nước dưới chân thác. Nơi đây còn có một hồ nước được đặt tên là Đầm Voi, đây là một hồ tắm thiên nhiên rộng khoảng 30 m², sâu trên 2 m, nằm giữa hai ngọn thác. Hồ nước mát lạnh trong xanh có thể nhìn thấy tận đáy.
Hồ Truồi: Từ thành phố Huế đi về cầu Truồi ở xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc bạn sẽ gặp hồ Truồi và Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Xứ Truồi từ lâu đã đi vào lời thơ câu hát để ca ngợi vẻ đẹp hiếm có nơi này. Hồ Truồi xanh biếc, rộng lớn và bao la chạy dài tầm mắt, nép mình dưới chân núi Bạch Mã. Ngoài viếng thăm thiền viện, du khách có thể thuê thuyền dạo chơi trên hồ hay mua vé tham quan các con suối chảy vào hồ Truồi mang đầy nét hoang dã.
Ẩm thực xứ Huế
Cơm Hến: Tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt, giá khoảng chừng 10.000 đồng
Cơm chay Huế: Khi đến Huế nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.
Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố - trên đường Điện Biên Phủ.
Bún bò Huế: Nếu có dịp đến Huế bạn không nên bỏ quan món bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Giá một tô bún bò Huế khoảng 29.000 đồng.
Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng: Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm.
Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái...
Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.
Các bạn có thể đến các “Khu phố Bánh bèo” như: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm... để tận mắt thưởng thức “văn hóa bánh bèo” tại đây.
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái.
Bánh khoái nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ, quán có 3 chi nhánh là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến.
Nem lụi chất Huế
Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn hấp dẫn của xứ Huế”’. Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu... lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa. Khi đến đây thưởng thức nem lụi ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi khi rời xứ Huế vẫn còn nhớ mãi hương vị nem lụi của vùng đất Cố Đô.