Chỉ với chất liệu bằng đất, đá, gỗ, phải làm hoàn toàn bằng sức của người và sự hỗ trợ của dê, vậy mà những người cổ xưa đã dựng nên một lâu đài Potala 13 tầng, cao 117 mét. Lâu đài chiếm diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Những bức tường dày từ 1m trở lên, có nơi lên đến 5m, người ta đã dùng những hòn đá cỡ to để khảm vào cho thật chắc chắn và ấm áp. Trên những bức vách của lâu đài là các bích họa về Phật, kinh Phật… với những màu sắc rực rỡ được vẽ với phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo và phong phú. Bên trong, bên ngoài, ngay trên nóc điện đều được đặt rất nhiều tháp, tượng vật, tượng linh vật, chuông cổ quý báu nạm vàng.
Phần công trình hiện lên nổi bật của cung điện là Bạch Cung và Hồng Cung.
Bạch Cung là một thánh thất được trát bằng đất sét màu trắng vớ ý niệm về màu sắc của hòa bình. Mặt tiền Bạch cung được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình cho các công trình tôn giáo Tây Tạng, tường dốc hướng về bên trong, mặt trước với nhiều cửa sổ, mọi hoa văn trang trí đều được dồn về phía đỉnh và mái, cùng với đó là màu sắc tương phản tạo nên sự sống động, tráng lệ nhưng vẫn giữ được sự uy nghi. Đây là nơi Đạt Lai Lạt ma thực hiện các hoạt động tôn giáo, chính trị quan trọng. Sân trong của Bạch Cung dùng để tổ chức các lễ hội, bên phải là khu nhà hai tầng màu vàng dùng làm nơi sinh sống của tăng ni, bên trái là phòng tu học.
Bạch Cung được nối liền với Hồng Cung bằng một hành lang dài với những họa tiết trang trí vô cùng cầu kỳ và đặc sắc.Hồng Cung hiện lên là một tòa cung điện hoàng tráng với màu hồng tượng trưng cho quyền lực, tạo nên bức tranh sống động cho khách thăm quan Trung Quốc tham quan toàn cung điện. Hồng Cung được xây dựng với các điện Linh Tháp của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Riêng Linh tháp của Đạt Ma Lạt Ma đời thứ 13 cao đến 21m, được chế bằng bạc ròng, bên trên khảm bảo thạch quý báu. Và trên nóc của Hồng Cung là nơi lưu giữ thi hài của các Đạt Lai Lạt Ma.
Dưới chân cung điện là hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả. Mỗi khi khách hành hương đến cung điện thường đi vòng quanh chân cung điện theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa xoay kim luân vừa niệm không ngừng câu lục tự đại bi chân ngôn “Um mani padme hum” đều đặn, tạo một nhịp điệu tâm linh thần bí.
Phía sau lưng cung điện là không gian thơ mộng và thoáng đạt thiên nhiên với một hồ rộng lớn. Thiên nhiên nơi đây không hề giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới, giữa không gian thần thánh của đất Phật cùng thời tiết lạnh giá đặc biệt của Tây Tạng, cây cỏ, hoa lá cũng mang một vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết lạ lùng, lẩn trong những bức tường nguy nga, tráng lệ của cung điện tạo nên một bức tranh thật lung linh và sống động làm chuyến đi Trung Quốc của du khách trở nên sinh động, đặc sắc.
Đến cung điện Potala, ngắm vẻ nguy nga, lộng lẫy của kiến trúc độc đáo tượng trưng cho lối kiến trúc cung điện Phật giáo của Tây Tạng. Nhưng không chỉ có vậy, Cung Potala còn là nơi cất giữ những linh vật, sự uy nghiêm thần thánh nhưng vô kỳ kỳ bí với con người. Những bảo vật này được cất giữ rất kỹ lưỡng, là linh hồn của Potala, Nhà nước Trung Quốc vẫn chưa đưa vào khai thác chương trình. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng qua từng trang trong cuốn sách The Potala do UNESCO ấn hành năm 1993. Cuốn sách dày 165 trang được in màu, chụp toàn bộ điểm nhấn kiến trúc của cung, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung, những Stupa chính cùng các điện pho tượng Phật quý giá được cất bên trong. Sách chỉ được bán duy nhất trong khu vực cung Potala với giá 160 RMB.