Tour Du Lịch Hòa Bình Giá rẻ 2024

Tour Du Lịch Hòa Bình Giá rẻ 2024
1 0 1 2 bài đánh giá

Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam. Có vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa. Với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km², thu hút du khách trong nước và quốc tế bởi phong cảnh nên thơ, trữ tình nhưng cũng đầy vẻ hoang sơ hùng vĩ, những rừng hoa thơ mộng, những cánh đồng lúa chín vàng, những ngôi nhà sàn đặc sắc, làm dậy sóng những tâm hồn đam mê du lịch khám phá  đến đây hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn, hoang vu này.

Có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

Nơi đây có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C.

  1. Thời điểm thích hợp để du lịch Hòa Bình

Thời điểm thích hợp nhất để ghé thămlà từ 4 đến tháng 6 âm lịch. Đến đây để tránh xa cái nóng của mùa hè Hà Nội và sẽ được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ. Hơn nữa, du khách còn có cơ hội tham gia lễ hội Chùa Tiên ( Lạc Thủy ), ghé thăm các điểm du lịch như Thung lũng Mai Châu, thung Nai,…Ngoài ra, du khách cũng có thể đến vào tháng 6, 7, 8, 9 vì đây là thời điểm mà bạn có thể ngắm ruộng ruộng lúa chín vàng miên man bất tận. Tuy nhiên, lúc này thường xuất hiện bất chợt những cơn mưa lớn. Vì vậy, nếu lựa chọn đi vào thời gian này bạn cần lưu ý xem trước dự báo thời tiết để lựa chọn cho mình thời điểm đi du lịch phù hợp nhé.

  1. Di chuyển

Xe khách: Ngày nay, có nhiều chuyến xe phục vụ khách di chuyển từ Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình và bến xe Yên Nghĩa. Với giá vé xe khách dao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ. Theo đó, các bạn chỉ cần di chuyển tới 2 bến xe này và bắt xe đi tới thành phố. Sau khi tới thành phố bạn có thể chọn tiếp phương án di chuyển tới điểm tham quan mong muốn bằng cách thuê xe máy hoặc đi xe buýt.

Xe máy: Di chuyển đến bằng xe máy sẽ là một trải nghiệm khá thú vị đối với những ai yêu thích du lịch bụi. Sau khi lên đến bạn có thể tự do thăm thú tại những địa điểm đẹp mà bạn mong muốn, tự do trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người dân nơi đây. Phụ thuộc vào thời gian của chuyến đi mà bạn lựa chọn hướng đi thích hợp cho mình như: Đại Lộ Thăng Long, đi thẳng tiếp theo cao tốc Hòa Lạc là có thể tới. Ngoài ra, nếu không muốn đi trên cao tốc; các bạn có thể đi theo lối qua thị trấn Quốc Oai, tới Xuân Mai rồi đi thẳng lên thành phố.

Tàu hỏa: Nếu xuất phát từ Tp. HCM, bạn có thể di chuyển bằng tàu hỏa, mua vé từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Đối với loại tàu SE (tàu nhanh) sẽ mất 29 đến 32 tiếng. Với loại tàu TN (tàu chậm) sẽ mất 40 đến 42 tiếng.

  1. Lưu trú

Khách du lịch có thể lựa chọn lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ hoặc là homestay. Homestay được đánh giá là khá độc đáo và mới mẻ, đem lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Đó là những homestay “bản làng”, tại đây du khách có thể tìm hiểu những nếp sinh hoạt hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số, cùng họ tham gia lao động, vui chơi, giải trí và đặc biệt là được thưởng thức những món ăn đậm vị Tây Bắc, đúng chất. Nói chung, tùy vào điều kiện tài chính và sở thích, nhu cầu cá nhân của mỗi người mà khách du lịch sẽ chọn cho mình một chốn dừng chân phù hợp.

  1. Các điểm đến nổi tiếng

Khu du lịch thác Thăng Thiên: Thuộc địa phận Dã Hòa, huyện Kỳ Sơn. Với diện tích lên tới 350ha, khu du lịch thác Thăng Thiên được bao phủ bởi một cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn màu xanh với hệ động, thực vật phong phú. Nơi đây có thác Thăng Thiên – ngọn thác lớn tuyệt đẹp, nằm cao nhất khu du lịch. Đứng ở vị trí cao nhất của thác, bạn sẽ có cảm giác như mình được bay lên cao, bởi xung quanh chỉ có bồng bềnh mây và nước.

Động Đá Bạc: Nằm tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn. Động Đá Bạc còn có tên gọi khác là động Tiên, nằm trong lòng núi Pai Dáy (hay còn gọi là núi Hang Beo). Động dài khoảng 70m, đây được xem là tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa với sự kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng, khỏe khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng.

Động Thiên Long: Nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ. Động gồm có một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung). Đi sâu vào phía trong động, bạn sẽ nhìn thấy một thềm đá, chếch lên sẽ thấy vô vàn nhũ đá tạo nên từng tầng lớp trông mềm mại tựa như những bậc thang mây, những khối nhũ đá buông xuống trông giống như tấm mành che chắn – kiệt tác của thiên nhiên làm đắm say lòng người như muốn níu kéo bước chân du khách. Nếu có dịp bạn đừng bỏ qua địa điểm này nhé.

Thung lũng Mai Châu: Tọa lạc ở phí Tây Bắc. Thung lũng Mai Châu là điểm đến thu hút lượng lớn du khách ghé thăm bởi vẻ đẹp hùng vĩ của núi non trùng điệp uốn mình quanh thung lũng, điểm xuyết thêm sắc xanh, sắc vàng của những tấm thảm lúa, sắc hồng của những nếp nhà,… Đến thung lũng Mai Châu vào thời điểm nào, bạn cũng cảm nhận được hương vị cuộc sống nơi đây. Đó là sự bình yên đến trong trẻo của không gian sống, là khung cảnh đẹp đến mê hồn của dáng núi, dáng nhà, dáng người và bức tranh tổng thể của cả thung lũng đa sắc màu.

Thung Nai: là một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong, Việt Nam. Cái tên Thung Nai bắt nguồn từ việc trước đây, khu vực này là một thung lũng rộng lớn có rất nhiều hươu, nai sinh sống, cũng từ đó người dân địa phương gọi đây là Thung Nai. Với vẻ đẹp kỳ thú, Thung Nai được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu mến gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi". Nhờ hệ thống núi đá vôi rất đặc trưng, khi ngập nước, Thung Nai chẳng khác nào một Hạ Long thu nhỏ. Ở Thung Nai có rất nhiều địa danh để tham quan, khám phá như bản Mu, lòng hồ thủy điện, đền Bà Chúa Thác Bờ, chợ nổi, hang Trạch, động Thác Bờ...

Nhà máy thủy điện: Được xây dựng tại tỉnh, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Công trình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979, khánh thành ngày 20/12/1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh. Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện đã được khánh thành. Nơi đây còn được biết đến là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012.

Động Thác Bờ: Nằm ngay trên bến Ngọc, ở sườn núi phía bắc, bên bờ hồ sông Đà. Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn, nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Truyền thuyết kể rằng: Đền bà Chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân - người Mường, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Nhân dân trong vùng lập đền thờ phụng. Động nằm trong quần thể di tích Chúa thác Bờ, là một trong những điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh đền Bà Chúa Thác Bờ và thưởng ngoạn du thuyền trên hồ.

Lũng Vân: Cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, với độ cao 1.200m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm phủ mây mù, lại được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên. Lũng Vân là địa danh nổi tiếng của một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) thu hút đông đảo khách du lịch, nơi đây còn được ví như nóc nhà xứ Mường bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ và nguyên vẹn nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Mường.

  1. Ẩm thực 

Cơm lam: Đứng đầu danh sách là món cơm lam – một món đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi đến. Tuy không còn là đặc sản của riêng nơi đây nữa nhưng cơm lam ở đây lại mang đến một hương vị rất riêng không giống các nơi khác. Được chế biến từ gạo cao cấp thơm và dẻo, gạo sau khi đã được ngâm sẽ trộn với cùi dừa bào sợi để nhồi vào bên trong ống nứa đặt lên than củi nướng cho tới khi chín. Vị béo ngậy của gạo nương nước dừa hòa quyện với mùi nứa tự nhiên tạo nên phong vị vô cùng thơm ngon.

Lợn mán thui luộc: Đây là đặc sản nổi tiếng, đến mảnh đất này rồi mà không thử món ăn này thì quả là một thiếu sót. Sở dĩ được gọi là lợn thui luộc là bởi sau khi người ta sơ chế thịt sẽ mang nó đi thui cho đến khi vàng bóng, để lớp bì không bị khó ăn do cứng, người ta sẽ vừa cạo lông vừa thui. Sau đó thịt lợn được luộc cho chín tới rồi thái mỏng ăn kèm gia vị chấm. Miếng thịt lợn nóng hổi quyện cùng vị thơm hơi nồng của hạt dổi và vị đầm đậm của muối rang làm xao xuyến lòng bao thực khách.

Thịt trâu nấu lá lồm: Là một trong những món ăn đặc sản độc đáo được lòng các du khách nhất bởi hương vị thơm ngon lạ miệng. Để có thể chế biến món ăn này, người làm phải tốn rất nhiều công sức. Trước hết phải sơ chế thịt trâu như đã làm với thịt lợn mán (thui vàng lớp da và cạo sạch lông) sau đó mới đem thịt đi bung mềm rồi thái miếng và cho vào hầm cùng với gạo và lá lồm – một loại lá chua. Có dịp ghé thăm nơi đây, bạn đừng bỏ lỡ món ăn này nhé.

Măng chua nấu thịt gà: Đặc sản nhất định phải nếm khi đến. Món ăn này vô cùng hợp với tiết trời nóng bức bởi vị chua của măng sẽ khiến cho vị giác của bạn được dễ chịu phần nào. Gà Lạc Sơn và măng rừng tươi ngon là hai loại đặc sản nổi tiếng, người dân bản địa rất tỉ mỉ, khéo léo khi kết hợp hai nguyên liệu đặc trưng của vùng đất nơi đây để tạo nên món ăn hài hòa cả hương vị lẫn thanh sắc – măng chua nấu thịt gà.

Xôi nếp nướng Mai Châu: Được xem là món ăn thay thế cơm phổ biến ở vùng cao Tây Bắc. Điểm độc đáo của món xôi nếp nướng này chính là được làm từ loại gạo nếp ở nướng Mai Châu và được nấu với nhiều màu sắc rực rỡ. Mặc dù nhìn màu xôi rất bắt mắt nhưng lại hoàn toàn được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, không hóa chất nên khi ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Đây còn là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc vào mỗi dịp lễ Tết, hội hè.

Rượu cần: Là đặc sản của người dân tộc Mường. Một thức uống vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời với vị ngon ngọt của tính chất gạo quê ta kết hợp với mùi thơm nồng của men lá rừng đem đến cho chúng ta cảm giác đậm đà lạ lùng khó tả mà sao lưu luyến thế. Được xem là một món đặc sản thích hợp mang về làm quà cho người thân, bạn bè.

  1. Những lưu ý

Du khách cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân, trang phục, đồ dùng cá nhân cần thiết cho chuyến đi. Hơn nữa, du khách nhớ mang theo thuốc diệt muỗi, thuốc diệt côn trùng bởi vì ở đây địa hình đồi núi, có rất nhiều côn trùng và đặc biệt có nhiều muỗi.

Khi ghé thăm một số địa điểm leo núi phải đi bộ, du khách chú ý mang giày bệt để dễ dàng di chuyển nhé.

Để có những bức ảnh đẹp lưu giữ kỉ niệm ở vùng đất này, du khách có thể thuê các trang phục truyền thống tại một số điểm du lịch.

 

Tư vấn trực tuyến1900.54.55.19
Miền Trung, Nam Bộ Ms. Ngọc Anh
Đặc Trưng Miền Bắc Ms. Tuyết Chinh
Châu Âu & Mỹ Ms. Anh Thư
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETSENSE
  • ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    1. ĐC1: Số 88 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội
    2. Điện Thoại: (024)3972 8289 Fax: (024)39728298
    3. Fax: (024) 39728298
    4. Website: www.todata.vn
Du Lịch Vietsense - Uy Tín Tạo Thành Công
DMCA.com Protection Status
Giấy phép lữ hành Quốc Tế số: 01-687/2014/TCDL-GP LHQT
Rss Đã đăng ký bộ công thương